TẠM DỊCH:
1. Cơ chế chính:
- Trực tiếp: cú đánh trực tiếp hoặc ngã chấn thương vai với cánh tay khép tạo ra một lực hướng lên trên vào mỏm cùng vai cùng với chuyển động của xương đòn bị hạn chế ở khớp ức đòn dẫn đến mỏm cùng vai bị đẩy mạnh về phía dưới và vào trong so với xương đòn.
- Gián tiếp: có thể xảy ra do ngã với tay tư thế dạng làm xương cánh tay bị đẩy vào mỏm cùng vai, từ đó dẫn đến các chấn thương mức độ thấp hơn thường liên quan đến dây chằng cùng vai đòn nhưng không ảnh hưởng đến dây chằng quạ đòn.
2. Điểm chính:
- Khớp cùng vai đòn có thể được đánh giá trên X quang khớp vai tiêu chuẩn.
- Rách dây chằng cùng vai đòn dẫn đến mất sự thẳng hàng bờ dưới của xương đòn (clavicle) và bờ dưới của mỏm cùng vai (acromion).
- Rách dây chằng quạ đòn (coracoclavicular ligaments) đi kèm dẫn đến việc tách toàn bộ xương bả vai khỏi xương đòn.
- Chấn thương dây chằng mức độ thấp có thể không nhìn thấy được trên X-quang thường quy vì sự thẳng trục không bị ảnh hưởng. Chấn thương nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến rách dây chằng quạ đòn (coracoclavicular ligaments).
3. Khớp cùng vai đòn (ACJ) bình thường:
- Bờ dưới mỏm cùng vai và xương đòn thẳng hàng (đường màu đỏ) chỉ ra sự nguyên vẹn của dây chằng vai cùng đòn (không nhìn thấy – vị trí được hiển thị bằng đường màu xanh)
- ̉Mỏm quạ (the coracoid) không tách xa khỏi xương đòn – điều này cho thấy sự nguyên vẹn của dây chằng quạ đòn (không nhìn thấy được – vị trí được thể hiện bằng các đường màu cam)
4. Chấn thương khớp cùng vai đòn:
- Bờ dưới của mỏm cùng vai và xương đòn (đường màu đỏ) không thẳng hàng – chỉ ra sự gián đoạn/ rách dây chằng cùng vai đòn.
- Khoảng cách xương quạ – xương đòn cũng rộng ra -> chỉ ra tổn thương dây chằng quạ đòn.
Phân loại Rockwood (1998) là hệ thống phân loại được sử dụng phổ biến nhất cho chấn thương khớp cùng vai đòn . Ngoài ra phân loại này cũng xét đến tổn thương dây chằng quạ đòn, cơ delta và cơ thang, đồng thời xem xét hướng trật khớp của xương đòn so với mỏm cùng vai.
5. Normal radiographic measurements of the shoulder (các số đo khớp vai bình thường trên X quang):
- Acromioclavicular (AC) joint space: 1-7 mm (hẹp hơn ở người cao tuổi)
- Acromiohumeral interval/space: 7-11 mm (or 8-12 mm )
- Coracoclavicular distance/space: 11-13 mm
- Glenohumeral joint space: 3-6 mm
6. Điều trị và tiên lượng
Việc điều trị phần lớn phụ thuộc vào độ tuổi và lối sống của bệnh nhân cũng như loại chấn thương theo phân loại Rockwood. Khoảng 80% (khoảng 70-90%) chấn thương khớp cùng vai đòn là “mức độ thấp” . Nhìn chung, loại I và II được điều trị bảo tồn, loại IV, V và VI được điều trị bằng phẫu thuật và chấn thương loại III được điều trị khác nhau (theo hướng ” bảo tồn” hay ” phẫu thuật”).
Cùng theo dõi những bài viết khác để bồi dưỡng thêm kiến thức y khoa và thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành Y Khoa tại trang chủ anhvanyds.com các bạn nhé.
BS.Võ Thị Thanh Hương
Link tham khảo:
https://radiopaedia.org/articles/rockwood-classification-of-acromioclavicular-joint-injury
https://radiopaedia.org/articles/acromioclavicular-joint-injury-1?lang=us
https://radiologykey.com/shoulder-4/
Tham khảo khóa học Tiếng Anh Chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh: https://radiology.anhvanyds.com/
Tham khảo các bài viết và cập nhật trên facebook:
https://www.facebook.com/anhvanyds
Bài viết khác cùng chuyên mục:
Để lại một phản hồi Hủy