27. Phương pháp tự “bơi”

học cách tự bơi cho sinh viên y khoa

CÂU HỎI:
Em là sinh viên y5 ở XXX, hồi năm 1 đến năm 4 do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do mình ko có định hướng rõ ràng, yêu thích nghề y thật sự, ko có phương pháp học đúng nên kiến thức cơ sở lẫn lâm sàng của em rất non kém. 1 tháng hè năm 4 em tự vấn bản thân rất nhiều và nhận ra khá nhiều điều, trong đó có mục đích và phương pháp học (em cũng đọc khá nhiều bài viết trên trang Anh văn y khoa DrDuy) và em phải thay đổi.
Đầu tiên em đặt ra mục tiêu mọi thứ rõ ràng hơn, học lại mọi thứ từ cơ sở (gp, sinh lý,sinh lý bệnh) đến lâm sàng theo lát cắt ngang, tức là một hệ cơ quan học hết từ a đến z rồi móc nối giữa các hệ cơ quan.
Lý thuyết thì có thể tự học nhưng lâm sàng rất khó để biết mình khám thế nào là đúng thế nào là sai (do đặc thù y XXX còn non trẻ, giáo viên làm ở bệnh viện chưa có nhiều, bác sĩ thì rất bận rộn, và họ ko quen với công việc giảng dạy nên khó truyền tải kiến thức). Em cũng cố gắng tìm 1 người mentor nhưng vô vọng.
Vậy mong anh tư vấn giúp em hướng đi hợp lý. Em cảm ơn anh nhiều.
============

Chào em,
Cảm ơn em đã gởi tâm sự và chia sẻ khó khăn của em với anh.

Quay về với học lâm sàng thời sinh viên, anh cảm thấy mình vô cùng may mắn hơn nhiều người. Thứ nhất là lúc anh đi học lượng sinh viên không đến nổi quá đông, các thầy cô dù bận trưa cũng giao ban và dạy sinh viên đến 2-3 tiếng tùy theo môn. Thứ 2, trường ĐHYD TP Hồ Chí Minh có cơ sở thực hành tại các bệnh viện lớn như BV Chợ Rẫy, BV ND Gia Định, BV Nguyễn Tri Phương, BV Bình Dân… do vậy chỉ có là sinh viên không đủ sức và trình độ để học, không sợ thiếu tất cả các loại mặt bệnh từ nhẹ đến nặng. Thứ 3, mặc dù nhiều bác sĩ không phải là giảng viên, nhưng họ công tác ở bệnh viện tuyến trên và thường xuyên làm công tác đào tạo-hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới nên sinh viên nếu không có thầy cô tại khoa phòng, thì có thể theo các anh chị trong bệnh viện để học lý thuyết và kinh nghiệm thực tế từ họ (anh trưởng thành trong nghề cũng theo trường hợp này). Mọi việc học tập thời sinh viên khá – và rất ổn – cho đến khi tốt nghiệp.

hình chụp lúc là SV Y5 tại BV ND Gia Định (2011)

Khi tốt nghiệp anh về làm tại bệnh viện tuyến tỉnh. Tâm sự thật công tâm thì anh như trong tình trạng của em. Lúc ấy, anh nghĩ là anh không có người thực sự hướng dẫn.

Người hướng dẫn – kèm cặp (em gọi là mentor) theo như ý kiến cá nhân thì phải là:

1- Người nắm vững lý thuyết chuyên ngành đang công tác: Vì em cứ nghĩ một cách đơn giản, lý thuyết không nắm vững thì sao hướng dẫn lại được cho đàn em?

2- Có chuyên môn tốt: Vận dụng từ lý thuyết sang thực tế phải trải qua quá trình đút rút kinh nghiệm và điều trị. Chứ không phải lý thuyết ổn thì chuyên môn cũng ổn.

3- Quan hệ đồng nghiệp tốt: Người không có quan hệ đồng nghiệp tốt, làm việc bị cô lập thì khi dẫn theo một cộng sự, một học trò thì sẽ rất khó khăn.

4- Nếu được thì ngoại ngữ, vi tính cũng phải biết hoặc cũng phải biết đốc thúc đàn em trau dồi những thứ trên

5-Thể thao là một điểm cộng
6-Rượu bia, thuốc lá…không thuộc phạm vi này.

Như vậy, cũng khó tìm ra một người hội đủ nhiều tiêu chuẩn thế! Vậy không có thì, em hãy học các tự bơi đi nhé :))

1- Thay vì tìm ông thầy biết nhiều thứ, thì hãy đọc sách nhiều vào. Thầy không ở quanh ta, thì cũng ở đâu đó trên các trang youtube và sách vở. Để tiếp cận được với nhiều kiến thức chuyên ngành, hãy tự trang bị ngoại ngữ. Giờ anh vẫn còn học rất nhiều điều mới, từ youtube và, CME, guideline, sách. Không có tiếng Anh, anh không thể làm được.

2- Thay vì nghĩ rằng không có người có chuyên môn giỏi, hãy tự hạ nhu cầu bản thân mình xuống.
Hãy xem lại, tại sao phải yêu cầu người ta quá giỏi khi người ta chỉ ở một tuyến cơ sở hoặc một tỉnh không thể nào so được với HCM hay HN?

Đặt mình ở vị trí của người ta, hay là đúng nghĩ một sinh viên thì mình cần gì? Cần học cách hỏi bệnh, thăm khám, học các kỹ năng phụ mổ (không phải kỹ năng mổ), học các kỹ năng biện luận đề nghị cận lâm sàng và chẩn đoán (không phải học cách cho thuốc).

Hãy nghĩ với mục tiêu học tập của mình, thì mình đã làm được chưa? Hãy kiên định với mục tiêu của mình trước khi yêu cầu một mentor giỏi để chỉ mình nhiều hơn. hihi.

3- Tham gia vào nhiều diễn đàn
Rất nhiều cách để tham gia vào diễn đàn để trao đổi và học tập. Rất nhiều bạn anh biết, và quen thân ở những trường không có tên tuổi trong bản đồ đào tạo y khoa. Nhưng các bạn ấy làm xuất sắc, hơn n lần lúc anh là sinh viên, và khả năng tự học hơn anh x lần bây giờ.
Nên đừng lo gì cả, chỉ lo ở mình không đủ sức.

Quay lại với vấn đề em lo lắng nhất: Lý thuyết bơi được, nhưng lâm sàng sao biết ai đúng – sai mà theo?
Anh nghĩ là nếu không chứng minh được cái sai bằng sách vở, thì cứ người có nhiều kinh nghiệm hơn “tạm thời” đúng.

Cứ song song vừa ĐỌC vừa HỌC khi mình cũng có đủ kinh nghiệm cái sai tự lòi ra mà khác phục chứ cũng chẳng ai giỏi ngay từ đầu.

Chúc em học tốt, và an tâm hoàn thành nốt năm Y5-Y6 để trở thành bác sĩ.

Dưới đây là những đóng góp ý kiến từ BS Trang Võ Anh Vinh

Thấy Nguyễn Thái Duy chia sẽ bài dài và rất nhiều ý hay. không biết nhân vật chính đọc hết chưa… Tuy nhiên cho Vinh ké vài ý đến các bạn theo dõi bài này.

1. Luyện tập kỹ năng ra quyết định: chẳng phải khi cho chỉ định cận lâm sàng, tư vấn bênh, điều trị, PP phẫu thuật đều là những quyết định. Quyết định trên từng trường hợp khác với list chỉ định và chống chỉ định nên phải luyện tập. Khi Sinh Viên quyết định sai thì có thể đổi mà. chứ BS rồi quyết định không phù hợp thì bệnh nhân khổ.
2. Rèn luyện khả năng xử lý các mối quan hệ: gồm nhiều kỹ năng: skill, quan sát, trình bài, biện luận.
3. Tấm lòng rộng mở, đừng ki bo giữ riêng cho mình. Trải lòng nhiều sẽ rộng chổ để nhận được nhiều. Luật nhân qủa nó vậy.
4. Có các thứ trên mình tìm Mentor chắc sẽ có. Chẳng ai trong BV mà từ chối một người có nhiều sức khoẻ để hỗ trợ mình, nên như anh Thái Nguyễn Thái Duy nói, chỉ sợ Sinh viên học không nổi mà thôi, chứ Mentor trong BV nhiều lắm.

HCM, 12/10/2019

BS. Nguyễn Thái Duy

Hành trình 15 năm

Bài viết khác sẽ giúp bạn phần nào:

Tâm sự gởi các tân bác sĩ

22 tuổi có quá trễ để bắt đầu học Y đa khoa

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*