Tiếng Anh Giao Tiếp Y Khoa – Đau Vai – Bài 5

Xin chào các bạn! Kỳ trước chúng ta đã được tìm hiểu về triệu chứng đau cổ, Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về các than phiền về cơ xương khớp  của bệnh nhân khi họ đến với chúng ta.
>>Xem lại các triệu chứng đau cổ: https://www.facebook.com/…/a.17271428…/2931521103760695/

Đau vai là gì?

Đau vai (shoulder pain) là một nguyên nhân phổ biến khi đến khám. Dù người bệnh nghĩ vai là một vùng giải phẫu (an anatomic region), các bác sĩ không nên “đánh đồng” (equate) đau vai với đau khớp vai (shoulder joint pain), hoặc chi tiết hơn là đau khớp cánh tay (glenohumeral joint pain).
Chuyển động của vùng vai được trợ giúp từ 4 khớp nối (articulations) và các cấu trúc khác:
  • Vai – cánh tay (glenohumeral)
  • Quạ – đòn (acromioclavicular)
  • Ức – đòn (sternoclavicular)
  • Vai-ngực (scapulothoracic)
  • Các dây chằng (ligament)
  • (muscles)
  • Gân (tendon)
  • Các bó sợi thần kinh-mạch máu (neurovascular bundles).

Các rối loạn ở bất kỳ cấu trúc nào liên quan cũng có thể dẫn đến khó chịu, thậm chí đau vùng vai. Các y văn, y học chứng cứ trong việc chẩn đoán cụ thể rối loạn vùng vai thì rất hạn chế. Tuy nhiên, hầu hết các cơn đau vai có thể được chẩn đoán bằng hỏi bệnh và thăm khám. Hình ảnh học thì thường được sử dụng sau đó để xác định chẩn đoán hoặc đánh giá độ nặng của bệnh.

Đau vai có nguồn gốc từ đâu

Đa số các loại đau vai sẽ có nguồn gốc từ cấu trúc quanh khớp và khớp (articular and periarticular structures), ví dụ như đau nội tại (intrinsic pain), vùng vai là vị trí phổ biến cho các loại đau liên quan từ các cấu trúc khác (ví dụ: đau ngoại tại – extrinsic pain). Nhiều nguyên nhân đau ngoại tại sẽ gây nguy hiểm tính mạng. Ta có thể chia nguyên nhân thành đau do thần kinh hoặc đau tạng.
Nguyên nhân của đau nội tại sẽ chia ra tuỳ thuộc vào tuổi, nghề nghiệp (vocation), các hoạt động tiêu khiển (recreational activities), và tiền sử chấn thương. Hầu hết nguyên nhân đau vai nội tại sẽ liên quan đến bộ máy chóp xoay (rotator cuff apparatus), cụ thể là viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai (subacromial bursitis) và bệnh lý của gân vùng chóp xoay (rotator cuff tendinopathy) như viêm gân hoặc rách chóp xoay (tendinitis or rotator cuff tears). Những bệnh lý này thường gây ra hội chứng hẹp, chạm (impingement).

Khi thăm khám chúng ta cần làm gì?

Khi thăm khám, chúng ta nên kết hợp:
– Nhìn (inspection): quan sát các hướng trước, sau và bên (anteriorly, posteriorly and laterally), dáng đứng (posture) bao gồm cả tư thế của vai, trạng thái teo cơ (muscle wasting), thay đổi về da (skin changes), bất đối xứng (asymmetry), sưng (swelling).
– Sờ (palpation): thay đổi nhiệt độ vùng đau, vị trí của đầu xương cánh tay, đau xương (bony tenderness)
– Chuyển động (movement): chủ động và thụ động (chú ý kháng lực và tiếng lạo xạo – resistance and crepitus), gập và duỗi (flexion and extension), dạng và khép (abduction and adduction), xoay trong và xoay ngoài (internal and external rotation), các cơ vùng chóp xoay – “empty can test” dành cho cơ trên gai (supraspinatus)
>>xem thêm các từ chỉ cử động cơ thể ở đây https://www.facebook.com/anhvanyds/videos/294016458784685

Thuật ngữ anh văn Y Khoa về nguyên nhân đau nội tại vùng vai

  • Viêm gân vùng chóp xoay (Impingement syndrome)
  • Viêm gân lắng đọng canxi (calcific tendinitis)
  • Rách chóp xoay (rotator cuff tear)
  • Viêm gân nhị đầu (biceps tendinitis)
  • Hội chứng quạ – đòn (acromioclavicular syndromes)
  • Viêm quanh khớp vai thể đông cứng/ đông đặc (frozen shoulder)
  • Rách sụn viền ổ chảo (Glenoid labrum tear)
  • Nhiễm trùng khớp hoặc mô mềm
  • Hoại tử xương (Osteonecrosis)

Một số câu hỏi chi tiết để khai thác bệnh sử khi bệnh nhân đau vai

  • Cơn đau đến đột ngột hay từ từ? (Did the pain come on suddenly or was it more gradual?)
  • Gần đây bạn có chấn thương vai hay té không? (Did you injure your shoulder recently or fall?)
  • Hãy chỉ ra điểm đau trên vai bạn (Point the location of pain in your shoulder)
  • Đau có lan ra không? (Does the pain radiate?)
  • Cơn đau như thế nào? (What does the pain feel like?)
  • Chuyển động nào gây đau hơn? (What movements make the pain worse?)
  • Hướng nào cũng đau hay chỉ hướng nhất định? (Is it all motions or only certain directions ?)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*