PHÂN BIỆT (NUCLEI) VÀ HẠCH (GANGLIA) Ở HỆ THẦN KINH

PHÂN BIỆT NHÂN (NUCLEI) VÀ HẠCH (GANGLIA) Ở HỆ THẦN KINH. TẠI SAO GỌI LÀ HẠCH NỀN (BASAL GANGLIA) NHƯNG LẠI NẰM Ở NÃO – THUỘC HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG?

Tập hợp các thân (body/ soma) của các neuron trong hệ thần kinh trung ương được gọi là nhân (nucleus). Trong khi đó, tập hợp thân của các neuron ở hệ thần kinh ngoại vi được gọi là hạch (ganglion).

Trong hình đính kèm bài viết này đã cho thấy thuật ngữ “nucleus” có một số nghĩa khác biệt trong giải phẫu học và sinh lý học.

  1. Nucleus” (thường thấy cách gọi “hạt nhân” hơn) là trung tâm của một nguyên tử, bao gồm 2 thành phần là các proton và neutron;
  2. Nucleus” là trung tâm của tế bào, nơi chứa vật liệu di truyền DNA;
  3. Nucleus” là trung tâm của một số chức năng trong hệ thần kinh trung ương.

Tuy nhiên, có một cách dùng thuật ngữ có khả năng gây nhầm lẫn khi dùng “ganglion” (hạch, số nhiều là ganglia) vì lý do lịch sử.

Ở hệ thần kinh trung ương, có một nhóm các nhân được kết nối với nhau và đã từng được gọi là “the basal ganglia” (các hạch nền) trước khi thuật ngữ “ganglia” được thống nhất rộng rãi để một mô tả tập hợp các nhân của neuron ở hệ thần kinh ngoại vi. Một số nguồn , sách giáo khoa đã chủ động gọi nhóm nhân này là “basal nuclei” (các nhân nền) để tránh gây nhầm lẫn.

Trên đây là toàn bộ kiến thức giúp các bạn phân biệt Nhân (Nuclei) và hạch (Ganglia) chi tiết nhất.

Thành Minh Khánh

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*