NGUYÊN NHÂN CỦA THIẾU MÁU Ở BỆNH MÃN TÍNH

nguyên nhân của thiếu máu ở bệnh mãn tính

NGUYÊN NHÂN CỦA THIẾU MÁU Ở BỆNH MÃN TÍNH
———
👋Hello mọi người,
Câu hỏi vào bài hôm nay để mọi người để mọi người cùng thảo luận là:
Những nguyên nhân nào gây ra Thiếu máu trong bệnh mãn tính?🩸🩸

👉Trở lại với Series #English_in_InternalMedicine, chúng ta cùng tìm câu trả lời cho câu hỏi trên ngay khi học một số thuật ngữ/ cụm từ thường gặp trong Thiếu máu do bệnh mãn tính dưới đây nhé!😀

🔷 Anemia /əˈniː.mi.ə/ Thiếu máu

🔷 Iron deficiency anemia /aɪrn/ /dɪˈfɪʃ.ə.si / /əˈniː.mi.ə/ Thiếu máu thiếu sắt

🔷 RBC=Red Blood Cell /ˌred ˈblʌd ˌsel/ Hồng cầu

🔷 RBC survival /sɚˈvaɪ.vəl/ Tuổi thọ/ Thời gian sống của hồng cầu

🔷 Hypoproliferative anemia: Thiếu máu giảm sinh

🔷 Normocytic – Microcytic – Macrocytic anemia:
Thiếu máu hồng cầu bình thường – HC nhỏ – HC to

🔷 Hypochromic – Normochromic anemia:
Thiếu máu nhược sắc – đẳng sắc

🔷 Reticulocyte / rɪˈtɪk yə ləˌsaɪt / Hồng cầu lưới

🔷 Erythropoiesis / ɪˌrɪθ roʊ pɔɪˈi sɪs / Sinh hồng cầu

🔷 Hypoferremia : Sắt huyết thanh giảm

🔷 Erythrophagocytosis : Thực bào hồng cầu

1️. CÁC TÊN GỌI CỦA THIẾU MÁU DO BỆNH MÃN TÍNH
Anemia of chronic disease ( ACD)
Anemia of inflammation (AI)
Anemia of chronic inflammation
Hypoferremia of inflammation

2️. TỔNG QUAN VỀ ACD
✅Thiếu máu do bệnh mãn tính là thường gặp, đứng thứ 2 sau thiếu máu thiếu sắt (Iron deficiency anemia), phát triển trong bối cảnh nhiễm trùng, bệnh có viêm hoặc ác tính.
Tuy nhiên, các quan sát khác đã chỉ ra rằng ACD/AI có thể được thấy trong nhiều tình trạng khác nhau bao gồm béo phì, đái tháo đường, suy tim sung huyết, chấn thương nặng và các dạng kích hoạt miễn dịch cấp tính hoặc mãn tính khác.
Đặc điểm xét nghiệm là thiếu máu hồng cầu bình thường, đẳng sắc, giảm sinh
(Normocytic, Normochromic, Hypoproliferative anemia)

3️. CƠ CHẾ BỆNH SINH (tóm tắt ở phần comment)
Rút ngắn thời gian sống của HC (tăng phá hủy)
Shortened erythrocyte survival (increased destruction)
Sắt huyết thanh thấp, sinh hồng cầu bị giới hạn sắt do hepcidin kích thích cytokine tăng.
Hypoferremia, iron-restricted erythropoiesis from cytokine-stimulated hepcidin increase
Ức chế tạo hồng cầu do tác động trực tiếp của các cytokine lên tủy
Suppression of erythropoiesis by direct effects of cytokines on the marrow
Các tác động khác nhau của tình trạng viêm lên sản xuất erythropoietin, bài tiết hepcidin ở thận
Variable effects of inflammation on erythropoietin production, renal excretion of hepcidin

▶️ Hai chất hepcidin cytokine là gì và ý nghĩa của nó trong thiếu máu do bệnh mạn tính?
♦️ Hepcidin, chất điều chỉnh chính của cân bằng nội môi bằng sắt ( the master regulator of iron homeostasis)
▪️ Hepcidin là một peptide nhỏ do gan sản xuất để đáp ứng với các cytokine hoặc tiếp xúc với các kháng nguyên của vi khuẩn, là một thành phần của phản ứng miễn dịch bẩm sinh với nhiễm trùng.
▪️ Hepcidin ngăn cản sự hấp thu sắt ở ruột non, vận chuyển sắt qua nhau thai và giải phóng sắt từ các đại thực bào. Mà sắt được giải phóng từ đại thực bào là nguồn cung cấp sắt chính cấu thành heme trong quá trình tạo hồng cầu (chiếm 90-95%)

♦️ Cytokine:
Các cytokine trong thiếu máu do bệnh mạn tính gồm IL-1, IL-6, TNF -anpha,…
▪️ Tăng hepcidin
▪️ Tăng khả năng hấp thu và tăng lưu giữ sắt trong các đại thực bào: (Increased macrophage iron uptake and retention)
▪️ Giảm sản xuất erythropoietin:
Erythropoietin (EPO), hormone do thận sản xuất để thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu, có thể bị giảm bởi các cytokine.
▪️ Giảm sản xuất hồng cầu:
Các cytokine ức chế trực tiếp sự biệt hóa và tăng sinh tế bào hồng cầu hoặc thậm chí gây ra quá trình chết theo chương trình. Tăng chết theo chương trình của tiền chất RBC trong tủy xương đã được quan sát thấy trong một số nghiên cứu
▪️ Giảm đời sống hồng cầu
Các cytokine gây viêm có thể làm giảm tuổi thọ của RBC bằng cách tăng thực bào các hồng cầu (erythrophagocytosis)

4️. NGUYÊN NHÂN
 Nhiễm trùng: ACD / AI thấy ở 18 đến 95 % bệnh nhân bị nhiễm trùng; tỷ lệ thiếu máu có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh
 Bệnh tự miễn: Thiếu máu được quan sát thấy ở 33 đến 60% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và một tỷ lệ khác nhau ở bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống, bệnh viêm ruột, viêm mạch hoặc xơ cứng bì
 Ác tính: Thiếu máu liên quan đến ung thư xảy ra hơn 30 % các trường hợp được chẩn đoán; tỷ lệ 62% trong một nghiên cứu lớn. Tuy nhiên, thiếu máu liên quan đến ung thư là đa yếu tố và bao gồm các nguyên nhân như thiếu sắt và vitamin. Thiếu máu đặc biệt phổ biến trong các khối u ác tính huyết học như ung thư hạch và đa u tủy.
Tuổi tác:
ACD / AI chiếm khoảng 1/3 các trường hợp thiếu máu ở người lớn tuổi, thường do các tình trạng viêm đồng thời hoặc bệnh thận mãn tính.
Các bệnh mãn tính: Suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh thận mạn,…
Bệnh thận mãn tính đôi khi được phân loại là một nguyên nhân của ACD / AI và đôi khi là một chẩn đoán phân biệt. Có một số cơ chế tương tự, nhưng CKD cũng được đặc trưng bởi sự thiếu hụt Erythropoietin.
—–
Tài liệu tham khảo
https://www.uptodate.com/…/anemia-of-chronic-disease-anemia…
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4115203/
—–
Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây và hi vọng mọi người đều tìm được đáp án câu trả lời thảo luận đầu bài nhé!
Chúc mọi người buổi tối Quốc khánh và lễ Vu Lan vui vẻ và đầm ấm 
—–
Lê Thục Chinh
https://www.facebook.com/thucchinh.le.1
#English_in_InternalMedicine
#anhvanyds
Anh Văn Y Khoa _ Medical English – DR.DUY

thiếu máu ở bệnh mãn tính
thiếu máu ở bệnh mãn tính

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*