Viêm bờm mỡ đại tràng (Epiploic Appendagitis)

Viêm bờm mỡ đại tràng (Epiploic appendagitis) là bệnh không thường gặp. Đây là quá trình viêm lành tính tự giới hạn của bờm mỡ đại tràng. Bệnh lý này thường bị bỏ qua khi chẩn đoán các nguyên nhân gây đau bụng.

Giải phẫu bờm mỡ đại tràng: đây là những cấu trúc mỡ xuất phát từ đại tràng và được bao quanh bỡi phúc mạc. Có khoảng 50 – 100 bờm mỡ phân bố từ manh tràng tới chỗ nối trực tràng – đại tràng sigma, đặc biệt là đại tràng sigma (80%) và đại tràng xuống (12%). Chúng sắp xếp thành hàng dọc theo dải cơ dọc đại tràng.

Lâm sàng và cận lâm sàng : đau bụng cấp hoặc bán cấp, thường vị trí ¼ bụng dưới bên trái. Đau có thể khu trú hoặc giống như triệu chứng viêm phúc mạc. Hầu hết các bện nhận khởi phát đau bụng cấp và phản ứng thành bụng khú trú rõ. Các triệu chứng cải thiện dần trong 5 -7 ngày, một số trường hợp có thể lên tới 2 – 3 tuần. Có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, Bạch cầu và CRP bình thường hoặc tăng nhẹ.

Chẩn đoán có thể được thực hiện dưới siêu âm với biểu hiện khối đặc, hồi âm dày, hình oval, ấn không xẹp tại vị trí đề kháng thành bụng nhất, thường bao xung quanh bởi viền hồi âm kém. Viền hồi âm kém này là do phản ứng viêm của lá phúc mạc bao quanh bờm mỡ.

Hình: a,b Đặc điểm siêu âm của viêm bờm mỡ đại tràng được phát hiện ở bệnh nhân nữ 35 tuổi, đó là một khối hồi âm dày (dấu sao) với viền hồi âm kém (các mũi tên), gần đại tràng sigma (S). c cùng tổn thương này được phát hiện khi chụp cắt lớp vi tính, biểu hiện bằng sự giảm tín hiệu mỡ và viền đậm độ cao (các mũi tên).
Hình: Lát cắt siêu âm dọc (a) và ngang (b) của viêm bờm mỡ đại tràng ở bệnh nhân nam, 42 tuổi bị đau bụng cấp. a Siêu âm cho thấy ở hố chậu trái, tại vị trí đề kháng nhiều nhất,có 1 khối hồi âm dày (dấu sao) có đường kính khoảng 3cm, viền hồi âm kém mỏng  (các mũi tên) nằm cạnh đại tràng sigma (S). b tổn thương tương tự (các mũi tên) ở mặt cắt ngang cho thấy một khu vực hồi âm kém bên trong khối, có thể do một mạch máu bị tắt hoặc một tình trạng xuất huyết.

 

Bệnh thường tự giới hạn và lành tính vì vậy cần phải tránh can thiệp không cần thiết. Bệnh có thể tương tự như các tình trạng đau bụng cấp khác như viêm túi thừa đại tràng, viêm túi mật, viêm ruột thừa.

Tài liệu tham khảo:

1. Chen JH, Wu CC, Wu PH (2011) Epiploic appendagitis: an uncommon and easily misdiagnosed disease. J Dig Dis 12:448–452
2. Choi YU, Choi PW, Park YH et al (2011) Clinical characteristics of primary epiploic appendagitis. J Korean Soc Coloproctol
27:114–121
3. Ghahremani GG, White EM, Hoff FL et al (1992) Appendices epiploicae of the colon: radiologic and pathologic features. Radiographics 12:59–77

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*