Tiếng Anh Giao Tiếp Y Khoa-Câu Hỏi Triệu Chứng Bệnh Nhân-Bài 3

 

Xin chào các bạn, chúng ta đã tìm hiểu các cách để mở đầu câu chuyện với người bệnh khi thăm khám. Nếu chưa xem qua thì các bạn có thể click vào link dưới đây nhé:

Phần 1: https://anhvanyds.com/2020/12/08/ho%cc%89i-be%cc%a3%cc%82nh-va-kham-lam-sang/

Phần 2:

https://anhvanyds.com/2020/12/03/hoi-benh-kham-lam-sang/

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những dạng câu hỏi về triệu chứng của bệnh nhân. Những triệu chứng này được chia thành các nhóm thuộc tính (“cardinal features”) mà chúng ta đã được học lúc sinh viên y năm thứ 3.

Để dễ hiểu và dễ nhớ,chúng ta có thể phân thành các nhóm câu hỏi viết tắt là OPQRST:

  • Onset and chronology: Khởi phát và thời gian của triệu chứng

Thời gian khởi phát các triệu chứng và khoảng thời gian giữa các lần lặp lại triệu chứng (Time of onset of symptom and intervals between recurrences).

Ví dụ:

  • When did these problems start? (Bệnh phát lúc nào?)
  • How did it start? (Bệnh khởi phát như thế nào?)

Khi nói về bệnh một cách chung chung,có thể dùng những từ ngữ sau đây:

  • Sickness,illness,ailment là các danh từ không đếm được.
  • Problems,conditions,troubles,complaints,concerns là các danh từ đếm được.
  • Chúng ta dùng chữ disease khi người bệnh có bệnh đã được xác định.

Câu hỏi về thời gian của triệu chứng (Duration of symptom)

Ví dụ:

  •  How long have you had this condition? (Bạn bệnh bao lâu rồi?)

Chu kỳ và tần suất của triệu chứng (Periodicity and frequency of symptom)

Có những triệu chứng lặp đi lặp lại, có những triệu chứng mới xuất hiện lần đầu gây hoang mang cho người bệnh.

Chúng ta có thể hỏi:

  • Have you had this type of pain before? (Trước đây bạn có bị đau như thế này không?)
  • How often? ( Thường là bao nhiêu?)

Tính chất của triệu chứng: ngắn hay dài (Course of symptom: Short-term and long-term)

  • Position and radiation: Vị trí và hướng lan:

    • Where is the exact location of the pain? Could you point it out? (Chỗ đau chính xác ở đâu? Bạn có thể chỉ ngay chỗ ấy được không?).Có những vị trí đau ở bề mặt (superficial), có những điểm đau ở sâu (deep).
    • Does the pain radiate to any other spot? (Đau có lan ra nơi khác không?).Nếu đau khu trú sẽ là localized pain, đau lan sẽ là diffuse pain.
  • Quality: Tính chất

    • How do you feel the pain? / You feel the pain like what?: Đau giống như gì?
    • Please describe what the pain feels like (Xin hãy miêu tả cơn đau)
    • On a scale of 1 to 10 (10 being worst), how bad is it? (Từ thang điểm 1 đến 10,với 10 là đau nhất,cơn đau khoảng mấy điểm?)”
  • Related Symptoms: Các triệu chứng liên quan như: Any black stools? (Có tiêu phân đen không?)

  • Transforming factors: Các yếu tố làm tăng giảm triệu chứng:

    • Does rest relieve your fatigue? (Nghỉ ngơi có bớt mệt không?)
    • Any position relieves the pain? (Có tư thế nào làm giảm đau không?)
    • Does it ease with lying still? (Nó có giảm khi nằm không?)
    • Have you taken painkillers? (Bạn có dùng thuốc giảm đau không?)
      • Which painkillers? (Loại giảm đau nào?)
      • When did you take them? (Bạn uống khi nào?)
      • How many did you take? (Bạn uống mấy viên?)
      • Have they worked? (Thuốc có tác dụng không?)

Câu hỏi về triệu chứng đối với những bệnh lý mạn (Chronic conditions)

Chúng ta nên hỏi bệnh theo hướng sau đây để tránh sai sót:

  • Tiền sử bệnh ban đầu trước khi chẩn đoán
  • Chẩn đoán vấn đề của bệnh nhân như thế nào
  • Bất kì điều trị hoặc biến chứng sau khi chẩn đoán
  • Bất kì vấn đề mới hoặc mối quan tâm hiện tại.

Ngoài ra, các bạn còn có thể tiếp cận triệu chứng theo một hướng khác là SOCRATES (tên của 1 nhà triết học nổi tiếng thời Hy Lạp cổ đại):

  • Site – (vị trí): đau ở đâu? vị trí đau nhiều nhất.
  • Onset – ( khởi phát): đau bắt đầu khi nào,đột ngột hay từ từ? tăng và giảm.
  • Character – (đặc điểm): đau như thế nào? nhức nhối? dao đâm?
  • Radiation – (Lan) Đau lan đi đâu?
  • Associations – (Dấu hiệu và triệu chứng kèm theo)
  • Time course – (Diễn tiến thời gian) Đau có theo một mẫu nào không?
  • Exacerbating/Relieving factors – (Yếu tố làm nặng/giảm nhẹ đau)
  • Severity – (Độ trầm trọng) Mức độ nặng của đau

Sau khi đã khai thác đủ các đặc tính của triệu chứng thông qua các câu hỏi về triệu chứng , chúng ta cũng cần quan tâm về tiền sử của bệnh nhân nhé.

Các vấn đề tiền sử cần được quan tâm như:

  • Past medical history (Tiền sử bệnh)
  • Drug history (Tiền sử dùng thuốc)
  • Family history (Tiền sử gia đình)
  • social history (Tiền sử xã hội) sẽ được đề cập ở các bài viết sau.

Tóm tắt lại bài chia sẻ kì này, mình sẽ giới thiệu các bạn 1 số các danh từ chỉ bác sĩ chuyên khoa, mình sẽ cập nhật thêm ở kì sau:

  • Allergist hoặc Immunologist: BS chuyên khoa miễn dịch
  • Anesthesiologist: BS chuyên khoa gây mê hồi sức
  • Cardiologist: BS chuyên khoa tim
  • Dermatologist: BS chuyên khoa da liễu
  • Endocrinologist: BS chuyên khoa nội tiết
  • Gastroenterologist: BS chuyên khoa tiêu hoá
  • General Practitioner: BS tổng quát
  • General Surgeon: BS ngoại tổng quát
  • General Surgeon: BS ngoại tổng quát
Bài viết bởi BS.Trần NamAnh
Bài viết cùng chuyên mục:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*