Trong series hỏi bệnh và thăm khám bằng tiếng anh kỳ này, mình sẽ giới thiệu với các bạn những thông tin khi chúng ta gặp một bệnh nhân bị sốt. Đây là một triệu chứng rất thường gặp không chỉ ở người lớn mà còn gặp ở trẻ nhỏ.
Sơ lược về thân nhiệt cơ thể
Thân nhiệt cơ thể được điều khiển bởi nhân hạ đồi (hypothalamic nuclei) – ở đó sẽ duy trì điểm nhiệt độ chuẩn (set point) của cơ thể. Sốt xảy ra khi set point nâng cao hơn mức bình thường. Khi đó, các đáp ứng tăng thân nhiệt xuất hiện và đưa thân nhiệt tăng lên bằng điểm chuẩn mới, gây nên sốt.
Thông thường, thân nhiệt bình thường sẽ là 98.6 độ F ( 37 độ C), tuy nhiên có thể dao động trong khoảng từ 98.2 ± 0.4 độ F (36.5 đến 37độ C ).Có thể đo thân nhiệt qua đường miệng hoặc ngã trực tràng (nếu đo qua trực tràng thì sẽ cộng thêm 1 độ F so với đo bình thường qua miệng).
Sốt là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh đi khám. Chẩn đoán phân biệt của sốt thì rất rộng. Để chẩn đoán, thì sẽ cần kết hợp hỏi bệnh, thăm khám và những xét nghiệm cần thiết (history, examination and laboratory testing).
Các câu hỏi xác định bệnh nhân có tăng thân nhiệt như thế nào?
Khi bắt đầu, chúng ta nên kiểm tra sinh hiệu (vital signs) để có được thông tin về thân nhiệt cơ thể. Sau khi đã hỏi những câu hỏi tổng quát (general questions) thì ta nên hoàn thành những câu hỏi hệ thống (a full review of systems), và đừng quên hỏi về tiền sử dùng thuốc nhé (medication history).
Những câu hỏi mở đầu:
“How long have you had a fever? (Bạn sốt bao lâu rồi?)”
“How and at what site did you measure your temperature? (Bạn đo nhiệt độ như thế nào và ở vị trí nào?)”
“Describe any new symptoms you have experienced with fever.(Hãy mô tả bất kì triệu chứng mới khi bạn sốt).”
Sau khi hỏi những vấn đề tổng quát, hãy nhớ hỏi những triệu chứng báo động (alarm symptoms) thân nhiệt cơ thể thay đổi, như sốt cao trên 41 độ C (105.8 độ F), nổi ban (rash), thay đổi trạng thái tâm thần và mức độ trung tâm cảm giác (mental status and level of sensorium) ,chóng mặt hoặc đau đầu nhẹ (dizziness or light headedness), khó thở và đau ngực (shortness of breath and chest pain).
Cũng đừng quên hỏi người bệnh về thông tin những lần nhập viện gần đây (recent hospitalizations), du lịch nước ngoài (travel abroad), sử dụng thuốc mới (new medications) và tiếp xúc với nguồn bệnh (sick contacts).
Những câu hỏi chi tiết giúp chuẩn đoán bệnh dễ dàng
Hãy nhớ rằng sẽ có những bệnh có cùng triệu chứng liên quan (associated symptoms) và biểu hiện ra tương đồng nhau.Tuy nhiên, chưa bao giờ có hai bệnh nhân có các triệu chứng hoàn toàn giống nhau – No two patients ever show exactly the same constellation of symptom.
Khi tiếp cận một bệnh nhân sốt, chúng ta sẽ hỏi những câu để nghĩ tới những nhóm bệnh như:
Nhiễm trùng:
“Have you had any sick contacts? (Bạn có từng có tiếp xúc nguồn bệnh không?)”
“Have you recently been in the hospital or traveled recently? (Bạn có từng nhập viện gần đây hoặc đi đâu đó không?)”
Ác tính:
“Have you lost weight? (Bạn có sụt cân không?)”
“Do you have any bone pain? (Bạn có đau xương không?)”
Những triệu chứng liên quan khác:
“Do you have dry cough, nasal congestion, sinus pain, or a sore throat? (Bạn có bị ho khan, nghẹt mũi, đau xoang, hay đau họng không?)”
“Do you have any blood in your sputum/ urine? (Bạn có máu trong đờm/ nươc tiểu không?)”
“Have you had difficulty with speech,double vision,arm or leg weakness,or seizure? (Bạn có nói khó, nhìn đôi, yếu tay hoặc chân, hoặc co giật/ động kinh không?)”
“Do you have night sweats or malaise? (Bạn có đổ mồ hôi đêm hay mệt không?)”
Trên đây là những câu hỏi ban đầu cũng như cách tiếp cận một bệnh nhân thân nhiệt cơ thể cao. Hy vọng mình đã giúp các bạn tự tin hơn khi khai thác bệnh cũng như từng bước đi vào quá trình thăm khám trong những bài viết sau. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ anhvanyds hoặc thông qua fanpage Anh Văn Y Khoa – Medical English – DR.DUY các bạn nhé!
Bài viết bởi BS.Trần Nam Anh
Các bài viết cùng chuyên mục:
Giao TiếpY Khoa-Triệu chứng trong bệnh Cơ xương khớp (Đau cổ) – Bài 4
Để lại một phản hồi Hủy