SỎI NHỎ TINH HOÀN hay VI VÔI HÓA TINH HOÀN (TESTICULAR MICROLITHIASIS)

soi-nho-tinh-hoan

Sỏi nhỏ tinh hoàn (Testicular microlithiasis) là tình trạng tương đối ít phổ biến có sự lắng đọng vôi hóa nhỏ, nhiều cả 2 tinh hoàn.

Tiêu chuẩn chẩn đoán chủ yếu là có 5 sỏi nhỏ trong một tinh hoàn, mặc dù các định nghĩa khác nhau trong quá khứ. Trong phần lớn các trường hợp, sỏi nhỏ tinh hoàn là 2 bên.

Dịch tễ học

Sỏi nhỏ tinh hoàn gặp lên đến 0.6% bệnh nhân được siêu âm tinh hoàn. Một số báo cáo đề xuất có thể lên tới 5.6% dân số chung ở độ tuổi từ 17 đến 35 (3). Mặc dù sỏi nhỏ tinh hoàn hiện diện khoảng 50% nam giới mắc u tế bào mầm, điều này rất phổ biến ở những bệnh nhân không bị ung thư, và mối liên quan trực tiếp giữa chúng vẫn còn tranh cãi.

 Liên quan

  • U tế bào mầm tinh hoàn
  • Hội chứng Klinefelter
  • Tinh hoàn ẩn
  • Nhồi máu tinh hoàn
  • Bệnh u hạt tinh hoàn
  • Vô sinh (17)
  • Hội chứng Down
  • Bệnh lý sỏi nhỏ phế nang (Aveolar microlithiasis)

Triệu chứng lâm sàng của soi nhỏ tinh hoàn

Sỏi nhỏ tinh hoàn không triệu chứng và thường phát hiện tình cơ khi khám xét tinh hoàn dưới siêu âm, hoặc được phát hiện trong các tình trạng có triệu chứng.

Bệnh học

Sự vi vôi hóa có thể là chỉ điểm của sự thoái hóa ống dẫn, nhưng không phải là yếu tố nguy cơ của sự thoái hóa ống dẫn (10).

Đặc điểm siêu âm của bênh soi nhỏ tinh hoàn

Siêu âm là phương thức lựa chọn để thăm khám tinh hoàn. Sỏi nhỏ xuất hiện là đốm hồi âm dày không bóng lưng kích thước nhỏ giới hạn đường kính từ 1-3mm. Những đốm này thường có kích thước giống nhau, xuất hiện bên trong nhu mô tinh hoàn và phân bố đều, hoặc có thể phân bố ngoại vi hoặc từng đám (2).

Một lưu đồ phân loại được sử dụng trong siêu âm, được đề xuất là (13):

  • TML có giới hạn: ít hơn 5 vi vôi hóa/ mặt cắt.
  • TML cổ điển: lớn hơn hoặc bằng 5 vi vôi hóa/ mặt cắt.
  • TML lan tỏa: nhiều nốt vi vôi hóa
sỏi nhỏ tinh hoàn
Hình: sỏi nhỏ lan tỏa 2 bên tinh hoàn

 

ĐIỀU TRỊ VÀ TIÊN LƯỢNG BỆNH SOI NHỎ TINH HOÀN

Sỏi nhỏ tinh hoàn là bệnh lý không triệu chứng và lành tính. Có mối liên quan đến u tinh hoàn, đặc biệt là u tế bào mầm (GCT) vẫn còn tranh cãi. Nguy cơ mắc GCT tăng lên khoảng 12 lần ở tinh hoàn có triệu chứng với sỏi nhỏ đã được báo cáo (với sỏi nhỏ được tìm thái gần 50% các trường hợp CTG), tuy nhiên, không có nguy cơ gia tăng nào được tìm thấy ở những tinh hoàn không có triệu chứng. Cũng không rõ việc phát hiện sớm có mang lại lợi ích gì so với việc tự kiểm tra hay không. Do đó, việc sàng lọc không chắc là có lợi (1,17).

Một số công bố khuyến cáo tự thăm khám thường  xuyên hơn là khảo sát siêu âm, trong khi một số khác khuyến cáo siêu âm hàng năm theo dõi khi đi kèm với các yếu tố tiền ác tính khác.

Tổ chức ESUR khuyến cáo siêu âm theo dõi đến 55 tuổi, chỉ khi có yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Tinh hoàn ẩn
  • Phẫu thuật tinh hoàn ẩn
  • Teo tinh hoàn (Vd: thể tích dưới 12cc)
  • Tiền căng u tế bào mầm (15)
  • Tiền căn gia đình mắc u tế bào mầm.

Biên dịch từ: https://radiopaedia.org/

Bs. Đặng Xuân Kỳ

Tài liệu tham khảo:

1. Tan IB, Ang KK, Ching BC et-al. Testicular microlithiasis predicts concurrent testicular germ cell tumors and intratubular germ cell neoplasia of unclassified type in adults: a meta-analysis and systematic review. 2010;doi:10.1002/cncr.25231 – Pubmed citation

2. Cast JE, Nelson WM, Early AS et-al. Testicular microlithiasis: prevalence and tumor risk in a population referred for scrotal sonography. AJR Am J Roentgenol. 2000;175 (6): 1703-6. AJR Am J Roentgenol (full text) – Pubmed citation

3. Costabile RA. How worrisome is testicular microlithiasis?. Curr Opin Urol. 2007;17 (6): 419-23. doi:10.1097/MOU.0b013e3282f0ffea – Pubmed citation

4. Shanmugasundaram R, Singh JC, Kekre NS. Testicular microlithiasis: Is there an agreed protocol?. Indian J Urol. 2007;23 (3): 234-9. doi:10.4103/0970-1591.33442 – Free text at pubmed – Pubmed citation

5. DeCastro BJ, Peterson AC, Costabile RA. A 5-year followup study of asymptomatic men with testicular microlithiasis. J. Urol. 2008;179 (4): 1420-3. doi:10.1016/j.juro.2007.11.080 – Pubmed citation

6. Dagash H, Mackinnon EA. Testicular microlithiasis: what does it mean clinically?. BJU Int. 2007;99 (1): 157-60. doi:10.1111/j.1464-410X.2006.06546.x – Pubmed citation

7. Otite U, Webb JA, Oliver RT et-al. Testicular microlithiasis: is it a benign condition with malignant potential?. Eur. Urol. 2002;40 (5): 538-42. Pubmed citation

8. Dell’Acqua A, Tomà P, Oddone M et-al. Testicular microlithiasis: US findings in six pediatric cases and literature review. Eur Radiol. 1999;9 (5): 940-4. Pubmed citation

9. Miller FN, Sidhu PS. Does testicular microlithiasis matter? A review. Clin Radiol. 2002;57 (10): 883-90. Pubmed citation

10. Winter TC, Kim B, Lowrance WT, Middleton WD. Testicular Microlithiasis: What Should You Recommend?. AJR. American journal of roentgenology. 206 (6): 1164-9. doi:10.2214/AJR.15.15226 – Pubmed

11. de Gouveia Brazao CA, Pierik FH, Oosterhuis JW et-al. Bilateral testicular microlithiasis predicts the presence of the precursor of testicular germ cell tumors in subfertile men. J. Urol. 2004;171 (1): 158-60. doi:10.1097/01.ju.0000093440.47816.88 – Pubmed citation

12. Richenberg J, Belfield J, Ramchandani P et-al. Testicular microlithiasis imaging and follow-up: guidelines of the ESUR scrotal imaging subcommittee. Eur Radiol. 2015;25 (2): 323-30. doi:10.1007/s00330-014-3437-x – Pubmed citation

13. Richenberg J, Belfield J, Ramchandani P, Rocher L, Freeman S, Tsili AC, Cuthbert F, Studniarek M, Bertolotto M, Turgut AT, Dogra V, Derchi LE. Testicular microlithiasis imaging and follow-up: guidelines of the ESUR scrotal imaging subcommittee. (2015) European radiology. 25 (2): 323-30. doi:10.1007/s00330-014-3437-x – Pubmed

14. Thomas C. Winter, Bohyun Kim, William T. Lowrance, William D. Middleton. Testicular Microlithiasis: What Should You Recommend?. (2016) American Journal of Roentgenology. 206 (6): 1164-9. doi:10.2214/AJR.15.15226 – Pubmed

15. Balawender K, Orkisz S, Wisz P. Testicular microlithiasis: what urologists should know. A review of the current literature. (2018) Central European journal of urology. 71 (3): 310-314. doi:10.5173/ceju.2018.1728 – Pubmed

16. Trout AT, Chow J, McNamara ER, Darge K, Ramirez Grueso R, Munden M, Rothan SM, Navarro OM, Tijerín Bueno M, Bove KE, Chikwava KR, Heider A, Hicks MJ, Somers GR, Zhang B, Dillman JR. Association between Testicular Microlithiasis and Testicular Neoplasia: Large Multicenter Study in a Pediatric Population. (2017) Radiology. 285 (2): 576-583. doi:10.1148/radiol.2017162625 – Pubmed

17. Balawender K, Orkisz S, Wisz P. Testicular microlithiasis: what urologists should know. A review of the current literature. (2018) Central European journal of urology. 71 (3): 310-314. doi:10.5173/ceju.2018.1728 – Pubmed

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*