Hand Bone Age (Tuổi xương bàn tay)

TUỔI XƯƠNG TRẺ EM (BÀN TAY)

SỰ PHÁT TRIỂN XƯƠNG

Sự trưởng thành của bộ xương là thước đo sự phát triển, kết hợp kích thước, hình dạng và mức độ khoáng hóa của xương để xác định sự trưởng thành đầy đủ. Việc đánh giá sự trưởng thành của bộ xương bao gồm kiểm tra nghiêm ngặt nhiều yếu tố và kiến thức cơ bản về các quá trình khác nhau mà xương phát triển. Sự phát triển theo chiều dọc trong xương dài của tứ chi xảy ra thông qua quá trình cốt hóa nội sụn trung tâm. Mặc dù nhiều xương dẹt, bao gồm xương cổ tay, xuất hiện hoàn toàn từ trung tâm này, tất cả các xương dài phát triển các trung tâm thứ phát, xuất hiện trong sụn của các chi của xương.

Hand Bone Age (Tuổi xương bàn tay)

Sự trưởng thành ở các trung tâm này tiến hành theo cách tương tự như ở các trung tâm chính với sự cốt hóa của sụn và sự hủy của các osteoclast and osteoblast. Sự cốt hóa từ trung tâm chính là thân xương, trong khi xương cốt hóa từ trung tâm thứ phát là sụn tiếp hợp (Epiphyses).

Các chỉ số về sự trưởng thành xương ở trẻ em và người trẻ

Mục đích của phần này là để mô tả xương nào ở bàn tay và cổ tay là chỉ số phù hợp nhất cho sự trưởng thành của xương trong các giai đoạn khác nhau của phát triển sau sinh. Ở phần lớn trẻ em khỏe mạnh, có một chuỗi cốt hóa được hình thành ở ống cổ tay (Hình 3), xương đốt bàn và xương đốt ngón, là hằng định đáng chú ý và giống nhau cho cả hai giới.

Nhìn chung, trung tâm cốt hóa đầu tiên xuất hiện trong chụp X quang bàn tay và cổ tay là xương cả, và cuối cùng hầu hết là xương vừng của ngón tay cái. Trung tâm sụn tiếp hợp đầu tiên xuất hiện là đầu xương quay, tiếp theo là các đốt ngón gần, đốt bàn tay, đốt ngón giữa, đốt ngón xa và cuối cùng là xương trụ. Do giá trị tiên đoán của các trung tâm hóa khác nhau và thay đổi trong quá trình tăng trưởng, nên bác sĩ chủ yếu nên tập trung vào các trung tâm đặc trưng nhất cho sự phát triển của bộ xương trong độ tuổi theo thời gian của trẻ. Để tạo điều kiện đánh giá tuổi xương, chúng tôi đã chia sự phát triển của bộ xương thành sáu loại chính và được nhấn mạnh trong ngoặc đơn các trung tâm cốt hóa cụ thể là yếu tố dự báo tốt nhất về sự trưởng thành của xương cho mỗi nhóm:

  • Trẻ sơ sinh (xương cổ tay và sụn tiếp hợp xương quay);
  • Trẻ mới biết đi (số lượng sụn tiếp hợp có thể nhìn thấy trong xương dài của bàn tay);
  • Tiền dậy thì (kích thước của sụn tiếp hợp các đốt ngón);
  • Tiền dậy thì và giữa tuổi dậy thì (kích thước của sụn tiếp hợp các đốt ngón);
  • Tuổi dậy thì muộn (mức độ hợp nhất của sụn tiếp hợp);
  • 6) Sau tuổi dậy thì (mức độ hợp nhất của sụn tiếp hợp xương quay và xương trụ). 

Infancy (Sơ sinh)

Females: Birth to 10 months of age
Males: Birth to 14 months of age

Tất cả xương cổ tay và tất cả sụn tiếp hợp trong các đốt ngón, đốt bàn, xương quay và xương trụ đều không cốt hóa ở trẻ sơ sinh đủ tháng.

Các trung tâm cốt hóa của xương cả (capitate) và xương móc (hamate) trở nên rõ ràng vào khoảng 3 tháng tuổi và vẫn là đặc tính quan sát hữu ích duy nhất trong sáu tháng tới. Vào khoảng 10 tháng tuổi đối với các bé gái và khoảng 1 năm 3 tháng đối với các bé trai, một trung tâm cốt hóa nhỏ trong sụn tiếp hợp của xương quay xuất hiện. Do thiếu các trung tâm cốt hóa, việc đánh giá sự trưởng thành của xương bằng cách sử dụng X quang bàn tay và cổ tay trong giai đoạn sơ sinh là khó khăn. Ước tính sự trưởng thành của xương trong năm đầu đời thường yêu cầu đánh giá số lượng, kích thước và hình dạng của các trung tâm cốt hóa thứ cấp ở hai chi trên và dưới.

 Toddlers (Trẻ biết đi)

Females: 10 months to 2 years of age
Males: 14 months to 3 years of age

Các trung tâm cốt hóa cho các sụn tiếp hợp của tất cả các xương đốt ngón và đốt bàn trở nên dễ nhận biết trong giai đoạn này, thường là đầu tiên ở ngón giữa và cuối cùng ở ngón thứ năm. Xác định tuổi xương chủ yếu dựa trên đánh giá số lượng trung tâm cốt hóa ở sụn tiếp hợp, thường xuất hiện trong một kiểu hình đặc trưng theo thứ tự như sau:

  1. Epiphyses of the proximal phalanges; (sụn tiếp hợp của các đốt ngón gần
  2. Epiphyses of the metacarpals; (sụn tiếp hợp của xương cổ tay)
  3. Epiphyses of the middle phalanges; and, (sụn tiếp hợp của đốt giữa các ngón)
  4. Epiphyses of the distal phalanges. (sụn tiếp hợp của các đốt ngón xa)

Hai trường hợp ngoại lệ phổ biến cho quy tắc này là:

  1. Sự xuất hiện sớm của trung tâm cốt hóa của các đốt ngón xa của ngón tay cái, thường có thể nhận ra ở 1 tuổi và 3 tháng ở nam, và 1 tuổi và sáu tháng ở nữ.
  2. Sự xuất hiện muộn của trung tâm hóa cốt hóa của các đốt ngón giữa của ngón năm, đó là sụn tiếp hợp cuối cùng của các đốt ngón xuất hiện.

Số lượng và mức độ trưởng thành của xương cổ tay là những chỉ số ít hữu ích hơn trong giai đoạn này, vì chỉ có ba hoặc bốn xương (xương cả, xương móc, xương nguyệt và, đôi khi, xương thang) có thể nhận ra được.

 Pre-puberty (Tiền dậy thì)
Females: 2 years to 7 years of age
Males: 3 years to 9 years of age

Đánh giá sự trưởng thành của bộ xương ở trẻ em trước tuổi dậy thì chủ yếu dựa trên kích thước biểu mô của các đốt ngón vì chúng liên quan đến các hành xương kế cận. Trong giai đoạn phát triển này, các trung tâm cốt hóa cho các sụn tiếp hợp tăng chiều rộng và độ dày, và cuối cùng đường kính ngang rộng như các hành xương. Tuy nhiên, do sự phát triển của các xương đốt ngón xa xuất hiện tương tự ở nhiều độ tuổi khác nhau, đôi khi việc đánh giá cũng dựa trên mức độ trưởng thành của sụn tiếp hợp của đốt ngón giữa. Trong những trường hợp rất hiếm, khi tiếp tục có nghi ngờ, sự phát triển của đốt ngón gần có thể được đưa vào đánh giá. Sụn tiếp hợp của xương trụ và tất cả các xương cổ tay, ngoại trừ xương đậu (pisiform), thường trở nên dễ nhận biết trước tuổi dậy thì.

 

 

Early and Mid-puberty (Tiền dậy thì và dậy thì)
Females: 7 years to 13 years of age
Males: 9 years to 14 years of age

Giống như ở trẻ em trước tuổi dậy thì, việc đánh giá sự trưởng thành của bộ xương ở giai đoạn đầu và giữa tuổi dậy thì cũng dựa trên kích thước của cácsụn tiếp hợp  ở xương đốt ngón xa (thứ nhất) và xương đốt ngón giữa (thứ hai). Các sụn tiếp hợp ở giai đoạn này tiếp tục phát triển và chiều rộng của chúng trở nên lớn hơn các hành xương. Sau đó, các đường viền của các sụn tiếp hợp bắt đầu chồng chéo, hoặc đậy, các hành xương.

 

 

Late Puberty
Females: 13 years to 15 years of age
Males: 14 years to 16 years of age

Đánh giá sự trưởng thành của bộ xương trong giai đoạn này chủ yếu dựa trên mức độ hợp nhất sụn tiếp hợp của các đốt ngón xa. Sự kết hợp của các sụn tiếp hợp với các hành xương trong xương dài của bàn tay có xu hướng xảy ra theo một kiểu hình đặc trưng có thứ tự như sau:

  • Fusion of the distal phalanges; (Hợp nhất của các đốt ngón xa)
  • Fusion of the metacarpals; (Hợp nhất của xương cổ tay)
  • Fusion of the proximal phalanges; (Hợp nhất của đốt ngón gần)
  • Fusion of the middle phalanges. (Hợp nhất của đốt ngón giữa)

Do hình thái của chúng, sự hợp nhất sụn tiếp hợp của xương cổ tay được hiển thị kém bằng X quang và do đó, sự chú ý lớn hơn được đặt ở mức độ hợp nhất tại các xương đốt ngón. Vì tất cả các xương ống cổ tay đã đạt được hình dạng trưởng thành sớm của chúng, chúng ít có giá trị để xác định tuổi xương.

Post-puberty
Females: 15 years to 17 years of age
Males: 17 years to 19 years of age

Ở giai đoạn này, tất cả các xương cổ tay, xương đốt bàn và xương đốt ngón đều được phát triển hoàn chỉnh, thân xươg được đóng lại, và các đánh giá về sự trưởng thành của xương dựa trên mức độ hợp nhất sụn tiếp hợp của xương trụ và xương quay.

HÌNH ẢNH X QUANG TUỔI XƯƠNG BÀN TAY CỦA TRẺ EM

 

HÌNH ẢNH X QUANG TUỔI XƯƠNG BÀN TAY CỦA TRẺ EM 8M

 

HÌNH ẢNH X QUANG TUỔI XƯƠNG BÀN TAY CỦA TRẺ EM 10M

 

HÌNH ẢNH X QUANG TUỔI XƯƠNG BÀN TAY CỦA TRẺ EM 12M
HÌNH ẢNH X QUANG TUỔI XƯƠNG BÀN TAY CỦA TRẺ EM 14M
HÌNH ẢNH X QUANG TUỔI XƯƠNG BÀN TAY CỦA TRẺ EM 16M

 

 

 

 

Biên dịch: BS Trần Nam Anh

Theo dõi những bài giảng khác tại anhvanyds hoặc địa chỉ fanpage của chúng tôi: Anh Văn Y Khoa – Medical English – DR.DUY

References
1. Lowrey GH (1986) Growth and Development of Children. (8 ed.) Chicago: Year Book Medical Publishers, Inc. Scott SS, ed.
2. Kuhns LR, Finnstrom O (1976) New standards of ossification of the newborn. Radiology;
119:655–660
3. Keats TE (2004) The bones: normal and variants. In: Kuhn JP, Slovis TL, Haller JO, eds. Caffey’s Pediatric Diagnostic Imaging. 10 ed. Philadelphia: Mosby; 2035–2092
4. Morishima A, Gumbach MM, Simpson ER, Fisher C, Qin K (1995) Aromatase deficiency in
male and female siblings caused by a novel mutation and the physiological role of estrogens. J Clin Endocrinol Metab 80:3689–3698
5. Kaplan SA (1990) Growth and growth hormone: disorders of the anterior pituitary. In: Kaplan SA Clinical Pediatric Endocrinology. (2nd ed.) Philadelphia: W.B.Saunders Company,
pgs. 1–62
6. Rosenfeld RG, Cohen P (2002) Disorders of growth hormone / insulin-like growth factor secretion and action. In: Sperling MA, ed. Pediatric Endocrinology. Philadelphia, PA: Saunders; pgs 211–288
7. Bayley N, Pinneau SR (1952) Tables for predicting adult height from skeletal age: Revised for use with with Greulich-Pyle hand standards. J Pediatr 40:423
8. Roche AF, Wainer H, Thissen D (1975) The RWT method for the prediction of adult stature. Pediatrics 56:1026
9. Tanner JM, Whitehouse RH, Marshall WA, et al (1975) Prediction of adult height from height, bone age, and occurrence of menarche at ages 4–16 with allowance for midparent height. Arch Dis Child 50:14
10. Greulich WW, Pyle SI (1959) Radiographic Atlas of Skeletal Development of the Hand and Wrist. (2nd ed.) California: Stanford University Press
11. Tanner JM, Whitehouse RH, Marshall WA, et al (1975) Assessment of Skeletal Maturity and Prediction of Adult Height (TW2 Method). New York, NY: Academic Press
12. Roche AF, Davila GH, Eyman SL (1971) A comparison between Greulich-Pyle and TannerWhitehouse assessments of skeletal maturity. Radiology 98:273
13. Tanner JM, Gibbons RD (1994) A computerized image analysis system for estimating Tanner-Whitehouse 2 bone age. Horm Res 42:282–287
14. Tanner JM, Oshman D, Lindgren G, Grunbaum JA, Elsouki R, Labarthe DR (1994) Reliability and validity of computer-assisted estimates of Tanner-Whitehouse skeletal maturity (CASAS): comparison with the manual method. Horm Res 42:288–294
15. Dickhaus H, Wastl S (1995) Computer assisted bone age assessment. Medinfo 8:709–713
16. Cao F, Huang HK, Pietka E, Gilsanz V (2000) Digital hand atlas and web-based bone age assessment: system design and implementation. Comp Med Imag Graph 24:297–307
17. Pietka E, Pospiech S, Gertych A, Cao F, Huang HK, Gilsanz V (2001) Computer automated approach to the extraction of epiphyseal regions in hand radiographs. J Digit Imaging 14:165–172
18. Garn SM, Rohmann CG, Silverman FN (1967) Radiographic standards for postnatal ossification and tooth calcification. Med Rad and Photo 43:45–66
19. Marshall WA, Tanner JM (1970) Variations in the pattern of pubertal changes in boys. Arch Dis Child 45:13
20. Marshall WA, Tanner JM (1969) Variations in the pattern of pubertal changes in girls. Arch Dis Child 44:291

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*