32. Tính giờ đi ngủ và thức giấc

thức dậy không mệt mỏi

Có phương pháp để tính được thời gian này hay không?

Chắc trong facebook của tui cũng có vài bạn đang nằm lướt facebook chuẩn bị đi ngủ. Tốt thôi, relax trước khi đi ngủ một xíu cũng hay. Mà ai nhỡ đọc trúng bài này thì tui đang định nói về chu kỳ giấc ngủ, và cách tui thức dậy hàng ngày nhưng ít bị mệt mỏi và trong ngày cũng không bị buồn ngủ. Các bạn muốn biết bí mật không?
Chả có bí mật gì cả, đó là tui ngủ theo chu kỳ giấc ngủ 90 phút. Nói đơn giản là một combo giấc ngủ gồm giai đoạn ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu, ngủ rất sâu, và ngủ mớ :)). Khoảng 15 phút đầu cần thiết để đi vào giấc ngủ, tới chừng ngủ rồi thì tính theo chu kỳ cứ 90 phút đều đặn là hết một chu kỳ. Một đêm thường cần 5-6 chu kỳ cho một giấc ngủ khỏe mạnh. Tui ham hố làm nhiều việc nên dậy sớm thức khuya, tối tui cần 4 chu kỳ.

Lợi ích của việc ngủ theo chu kỳ là gì?

Việc thức giấc đúng lúc sẽ rất có lợi, ví dụ như đang có một giấc mơ đẹp đang dắt tay crush đi dạo thì chả việc gì mà lo bị cái đồng hồ réo gọi cả.
Thức giấc đúng thời điểm cũng k làm chúng ta bị “sặc sừ” sau khi dậy, tinh thần và cơ thể sẽ minh mẫn hơn.

Vậy tính giờ thức giấc hay đi ngủ như thế nào?

Ví dụ: 10g15′ lên giường, thì thường chúng ta sẽ ngủ lúc 10g30′, do đó nếu mỗi chu kỳ giấc ngủ 90 phút, thì một đêm cần 5 chu kỳ giấc ngủ. Vậy sẽ tính được thời gian thức giấc là:
Thời gian thức giấc = 10g30′ + 90phútx4 = 4g45 phút sáng
Nếu muốn thức giấc dậy giờ nào thì tính ngược lại ra giờ cần phải đi ngủ là được.
Nói vậy thôi chứ có phần mềm tính hết cho các bạn.
Các bạn hãy tìm hiểu ở đây nè: https://sleepcalculator.com/
Chúc các bạn ngủ ngon, mơ đẹp và thức giấc một cách khỏe khoắn nhé!
P/s: thực ra mình thích dùng trang này hơn https://sleepyti.me/
HCM, 14/07/2021
BS. Nguyễn Thái Duy
Bài viết khác có thể bạn cũng quan tâm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*