Thú thật với các bạn, ngày xưa mình học y, mình không vượt lên được điểm 7 trên trường. Suốt ngày chăm bẳm vào sách vở, học như một cái máy nhưng nhiều vấn đề tới khi ra trường còn nắm chưa rõ. Giờ chiêm nghiệm lại phương pháp học tập thì thấy quá sai. Những cái sai được liệt kê ra đây, còn ý kiến nào xin bạn góp ý thêm nhé!
1 – Thiếu kiến thức cơ bản sẽ không bao giờ học y hiệu quả
Có nhiều môn mình đổ đốn thời gian nhiều và nhớ bài lâu, nhưng một số môn khác thì không. Trước các buổi giảng hoặc trước khi học bài, mình ít dành thời gian nghiên cứu lại giải phẫu và sinh lý của bài mới. Điều này dẫn tới tiếp thu bài máy móc và chậm chạp.
Một điều cực kì quan trọng khi tiếp thu kiến thức mới là phải có nền tảng đủ chắc. Các môn bạn được dạy trên trường (không kể những môn CNXH, KTCT, LSĐ không liên quan tới y khoa) thì đều có ý nghĩa cả. Để hiểu được các vấn đề trong sinh bệnh học buộc bạn phải học các môn ấy bằng cách hiểu sâu chúng, chứ không đơn thuần là học cho qua môn.
Để đừng giống tình trạng như mình các bạn hãy đọc kỹ ít nhất 4 thứ giải phẫu, sinh lý thường, sinh lý bệnh, mô-phôi. Mình tin chắc bạn sẽ dễ dàng nắm bài và nhớ bài lâu hơn khi được dạy về một bệnh lý nào đó từ đó sẽ học y hiệu quả hơn nhiều đấy.
2 – Đọc sách kém hiệu quả
Nói tóm lại, đọc sách tại nhà và sau khi nghe giảng bài giúp chúng ta dễ dàng nắm bắt được kiến thức và nhớ bài lâu hơn. Ngày xưa mình ít dành thời gian đọc sách trước khi đến lớp. Bài học về đọc lại chậm do kỹ năng đọc không có.
Có thể tóm tắt lại một số điểm chính khi đọc sách như sau:
- Đọc nhanh toàn bài.
- Đọc để phát hiện những thuật ngữ và khái niệm mới
- Đọc chậm bài để hiểu từng phần
- Đối chiếu với mục tiêu học tập được đề ra trong mỗi chương
- Soạn câu hỏi về tất cả những gì bạn chưa hiểu và sẵn sàng hỏi người đã hiểu hoặc giảng viên
(Xem thêm: 5 Cách đọc sách y hiệu quả)
3 – Không chủ động đặt câu hỏi
(Tags: anhvanykhoa, anh văn y khoa, anh văn chuyên ngành y khoa, tiếng anh y khoa, anhvanykhoa.com, yds, anhvanyds, chia sẻ y học)
Những thắc mắc liên quan đến nội dung bài giảng
Như vừa đề cập phía trên, bởi vì thiếu sự chuẩn bị tại nhà, kiến thức căn bản thiếu nên rụt rè khi đặt câu hỏi. Đôi khi không biết gì để đặt câu hỏi. Tất nhiên ở đây đang nói là những câu hỏi có ý nghĩa. Bởi vì có nhiều bạn sinh viên rất thích đặt câu hỏi, và những câu hỏi đó thuộc dạng làm biếng “tra cứu”, và đôi khi “tào lao” gây mất thời gian. Trước khi đặt câu hỏi bạn hãy GOOGLE nhé. Đừng làm chúng bạn bụng thì quá đói mà vẫn phải nán lại vì những câu hỏi quá ..”…”. Nhưng dẫu sau người thích đặt câu hỏi vẫn hơn người không bao giờ đặt câu hỏi.
Những câu hỏi khi tự đọc bài tại nhà
Ngày xưa khi học bài mình chủ yếu học vẹt, học như cái máy, không đặt ra câu hỏi vì sao có điều này? Vì sao? vì sao và vì sao? Ai trong số chúng ta cũng biết việc đưa ra câu hỏi là cực kỳ quan trọng để hiểu và nhớ bài. Khi ta không đưa ra câu hỏi có hai vấn đề. 1- Kiến thức đã quá cơ bản không cần thắc mắc. 2- Không biết thắc mắc từ đâu. Không biết lúc học bài bạn ở nhóm nào?
Bây giờ dù đang dạy Anh văn y khoa cho sinh viên, nhưng những bài giảng về sinh lý hay triệu chứng học mình thường đặt ra câu hỏi, và bắt các bạn suy nghĩ. Tại sao thế này? Tại sao thế kia? Nếu điều này không diễn ra bình thường thì phải làm sao? Tiếp theo gây ra hậu quả gì?
Việc học theo kiểu phản biện như vậy giúp bạn nắm được bao quát các vấn đề lâu hơn. Mặc dù đi giải quyết những thắc mắc ấy có khi lại tốn khá nhiều thời gian.
4 – Sử dụng ít hình và sơ đồ dẫn đến việc học y không hiệu quả
Mặc dù ngày xưa mình thích vẽ hình, thích những sơ đồ tiếp cận, những lưu đồ…nhưng vẫn còn tương đối ít. Đến năm Y6 mình mới bắt đầu tiếp cận làm quen với sơ đồ tư duy, về sau sử dụng nó ngày càng nhiều và hầu như ở tất cả các lĩnh vực học tập. Điển hình là thời ôn thi cao học sử dụng rất tốt chúng để ghi lại ý giảng của các buổi học nên về xem lại rất hệ thống.
(Tags: anhvanykhoa, anh văn y khoa, anh văn chuyên ngành y khoa, tiếng anh y khoa, anhvanykhoa.com, yds, anhvanyds, chia sẻ y học)
Chuẩn về sơ đồ tư duy phải có sự kết hợp màu sắc hình ảnh theo một thứ tự hợp lý. Tất nhiên khó mà làm được như vậy, nhưng ta vẫn có thể vẽ ra được theo ý chúng ta mà. Quan trọng với 1 tờ giấy khổ A4, mọi điểm chính của vấn đề có thể được tóm lược. Tới lúc đi thi chỉ cần đốt chúng, lấy nước uống là ok rồi ^^
5 – Không sử dụng “chiêu” để thu nạp kiến thức
Tất nhiên có nhiều môn học hoài vẫn không thể nhớ bài nổi, và phải sử dụng “tuyệt chiêu” để nhớ. Tuyệt chiêu là gì? Chả có gì, cố gắng biên câu chuyện học tập vô cùng nhàm chán thành những mẫu chuyện kỳ quặc, giật gân, man rợ, gây cười hoặc bất cứ cái gì mà làm cho nó sinh động, chuyển động, có âm thanh càng tốt. Chúng sẽ làm bạn nhớ rất lâu.
Giống kiểu nói về sinh đẻ có hai chữ chuyển dạ và sinh, tiếng anh có hai chữ là “labor” và “deliver”. Bảo học hai chữ này thì dễ òm. Nhưng làm sao bạn nhớ lâu cho tới khi bạn làm chuyên khoa khác vẫn nhớ từ của chuyên khoa sản mới hay. “LÂM BỒN” nghe cũng hay hay, đọc “LABOR” và “LÂM BỒN” nghe cũng thuận miệng nhỉ. Và thực chúng là một, tức là chuyển dạ. Còn để nhớ chữ “DELIVER” thì mình tưởng tượng đến anh giao hàng của PIZZA HUT, trên cái xe của ảnh có chữ “DELIVERY” rõ to. Như kiểu người vợ được ông chồng gởi cho vài con “TINH TRÙNG”, giờ tới khi lên bàn sanh, ráng rặn ra đứa nhỏ coi như “GIAO HÀNG” lại cho ông xã nè. Giao hàng là deliver, đẻ thì cũng vậy.
Các bạn giỏi ngoại ngữ có thể nghe được lên youtube người ta chỉ cách học bài để nhớ lâu rất nhiều. Mình post một cái ví dụ đây thôi nhé.
HOW TO MEMORIZE IN MEDICAL SCHOOL
(Tags: anhvanykhoa, anh văn y khoa, anh văn chuyên ngành y khoa, tiếng anh y khoa, anhvanykhoa.com, yds, anhvanyds, chia sẻ y học)
6 – Dành quá ít thời gian giải trí và thể thao
Nghe thật lạ, vì không có nhiều thời gian đọc sách làm gì có đủ kiến thức cơ bản, làm sao đọc hết bài trước khi lên lớp, làm sao học thuộc bài khi về nhà. Đó là những gì sinh viên y phải làm, không than phiền gì. Chỉ khác là các bạn vẫn học tốt, vẫn hoạt động tốt, vẫn có gấu đi chơi tối ngày, cuối năm nhận học bổng ngon ơ. Vấn đề của bạn là gì?
(Tags: anhvanykhoa, anh văn y khoa, anh văn chuyên ngành y khoa, tiếng anh y khoa, anhvanykhoa.com, yds, anhvanyds, chia sẻ y học)
Học quá nhiều có tăng điểm không khi mà bạn học sai phương pháp? Dành quá nhiều thời gian học liệu có tốt không khi não đang dần phẳng lì vì những đêm thức khuya, cơ thể thì mệt mỏi vì kém vận động? Điểm cao liệu có tốt không và giúp ích được các bạn khi ra đời hay không? Bạn chấp nhận là người thụ động biểu làm gì thì làm hay là một người năng động?
Không bàn cãi vì hoạt động ngoài việc học giúp bạn fresh hơn, relax được nhiều hơn và tới khi “nước gần tới cổ” bạn sẽ có phản xạ học tốt hơn người thường từ đó sẽ học y hiệu quả hơn. Đùa tí, nhưng hãy dành thời gian giải lao, bạn bè, tụ tập và làm việc xã hội nhé bạn.
Bài viết mang quan điểm cá nhân, những sai lầm mắc phải thời sinh viên. Ai đồng quan điểm thì hãy khắc phục chúng để đạt được kết quả tốt. Chúc các bạn vui học!
(Tags: anhvanykhoa, anh văn y khoa, anh văn chuyên ngành y khoa, tiếng anh y khoa, anhvanykhoa.com, yds, anhvanyds, chia sẻ y học)
ThS. BS Nguyễn Thái Duy
Anh Văn Y Khoa DrDuy
Để lại một phản hồi Hủy