Cách chào hỏi bệnh nhân khi bắt đầu
Thời sinh viên, các bạn đã được học môn Huấn luyện kỹ năng (medical skills training /clinical skills training/ health skills training) ở năm thứ ba.
Trên phòng thực hành huấn luyện kỹ năng (clinical skills laboratory or center), các bạn sinh viên sẽ có cơ hội thực tập với những bệnh nhân giả, những “bệnh nhân” mô hình (dummies and simulated patients) để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và thăm khám.
Tuy nhiên, dần dần khi giao tiếp với người bệnh, chúng ta đã vô tình bỏ qua bước chào hỏi và giới thiệu bản thân và chỉ hỏi thẳng vào vấn đề chính, lý do nhập viện như “Hôm nay bác cảm thấy như thế nào?” (“What brings you to the hospital?”), mình tin chắc các bạn và các anh chị ở đây đa số sẽ như vậy. Tuy nhiên, giao tiếp là một nghệ thuật, và để bắt đầu cuộc hỏi bệnh suôn sẻ, ta nên chào hòi bằng việc giới thiệu bản thân:
- Good day, Sir (Xin chào ông)
- Good morning, Miss (Xin chào cô – dùng cho buổi sáng)
- Good afternoon, Ma’am (Xin chào bà – dùng cho buổi chiều)
- My name is Nam Anh, I am a radiologist, and you are David/ and you must be Mr. David (name of the patient)? Nice to meet you. (Tôi tên là Nam Anh, tôi là bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh, và ông là David/ và ông hẳn là ngài David? Hân hạnh được gặp ông.)
Giới thiệu mục đích buổi hỏi khám
Sau khi đã có câu chào hỏi, để lịch sự hơn, chúng ta nên nói mục đích của cuộc khám bệnh này. Đối với các bạn sinh viên y dược thì điều này là cần thiết, vì mình hồi trước cũng đã từng bị các cô chú bệnh nhân hỏi “Em là bác sĩ hay sinh viên vậy? Có chuyện gì không em, chú đang mệt nên thôi khi khác nhe!”. Cảm giác lúc ấy sẽ hụt hẫng và có suy nghĩ rằng họ không tin mình vậy. Nên tiếp theo chúng ta có thể giới thiệu mục đích buổi hỏi và khám này (identify the specific role of examination):
- Đối với bác sĩ: For me, to be able to help you today, I need to take your history/ I need to ask you questions and your health and also your social circumstances. Is that okay with you? (Để có thể giúp ông hôm nay, tôi cần hỏi bệnh của ông/ tôi cần hỏi về sức khoẻ của ông và tình trạng xung quan ông. Như vậy có ổn không?)
- Đối với sinh viên:I am here to ask you questions about your health and also your social circumstances. Then, I will take your information to Dr. Nam Anh and talk to him about it. Is that okay with you? (Cháu sẽ hỏi những câu hỏi về sức khoẻ của ông và các tình trạng xã hội xung quanh. Sau đó, cháu sẽ gởi thông tin cho bác sĩ Nam Anh và trình lại cho bác sĩ về thông tin của ông. Như vậy có ổn không?)
Thông tin cá nhân của bệnh nhân (Patient privacy) rất quan trọng, và chúng ta cần có sự đông ý của bệnh nhân cũng như phải bảo đảm giữ bí mật thông tin này.
Cách hỏi bệnh sử
Sau khi đã xong phần chào hỏi thì chúng ta sẽ đến phần hỏi bệnh nhé. Khi giao tiếp, sẽ có các loại câu hỏi mà người thầy thuốc cần phải khéo léo khi sử dụng. Có 2 loại câu hỏi thường được dùng:
Open-ended question: (Câu hỏi mở)
Là những câu hỏi cần câu trả lời từ phía bệnh nhân 1 cách đầy đủ, gợi mở cho họ kể câu chuyện, không thể trả lời bằng Yes hay No. Ví dụ:
- Tell me how I can help you? (Tôi có thể giúp bạn như thế nào, hãy kể cho tôi.)
- What brings you to the hospital? (Điều gì đưa bạn đến bệnh viện? hoặc dịch cho suôn là Tại sao bạn đi khám bệnh?)
- Tell me why you come here today. (Kể cho tôi nghe tại sao bạn đến đây hôm nay)
- You have a headache. Tell me more about that. (Bạn bị đau đầu. Kể cho tôi thêm về điều đó nhé)
Closed-ended question (Câu hỏi đóng)
Là loại câu hỏi đưa ra sự lựa chọn và người bệnh sẽ chọn 1 hoặc nhiều đáp án trong đó, có thể là Yes/ No hoặc lựa chọn 1 trong các đáp án. Câu hỏi nên tập trung vào từng vấn đề một, không nên kết hợp nhiều thứ vào 1 câu. Ví dụ:
- Do you smoke? (Ông có hút thuốc không)
- Do you have a fever? (Ông có sốt không)
- Is the pain sharp, dull or stabbing? (Đau như cắt, ngầm ngầm hay như đâm)
Như vậy là với những cách chào hỏi trên, chúng ta có thể có thể loại bỏ được những rào cản khi giao tiếp, tạo được niềm tin và sự thoải mái ở người bệnh để có thể bệnh và khám lâm sàng rồi.
Tổng hợp lại một số từ vựng mới
- medical skills training / ˈmɛdəkəl skɪlz ˈtreɪnɪŋ/ : Huấn luyện kỹ năng y khoa
- clinical skills training /ˈklɪnəkəl skɪlz ˈtreɪnɪŋ/: Huấn luyện kỹ năng y khoa (lâm sàng)
- health skills training /hɛlθ skɪlz ˈtreɪnɪŋ/: Huấn luyện kỹ năng y khoa
- dummies and simulated patients /ˈdʌmiz ənd ˈsɪmjəˌleɪtɪd ˈpeɪʃənts/: bệnh nhân giả, bệnh nhân mô hình
- actors acting patient /ˈæktərz ˈæktɪŋ ˈpeɪʃənt/: bệnh nhân giả, bệnh nhân đóng vai
- introduce yourself / ɪntrəˈdus jərˈsɛlf/: giới thiệu bản thân
- identify the specific role of examination: xác định mục đích cụ thể của việc thăm khám
- patient privacy /ˈpeɪʃənt ˈpraɪvəsi/: sự riêng tư của bệnh nhân
- open-ended question /ˈoʊpən-ˈɛndəd ˈkwɛsʧən/ : câu hỏi mở
- closed-ended question /kloʊzd-ˈɛndəd ˈkwɛsʧən/: câu hỏi đóng
- communication barrier /kəmˌjunəˈkeɪʃən ˈbæriər/: rào cản giao tiếp
- ensure patient comfort /ɛnˈʃʊr ˈpeɪʃənt ˈkʌmfərt/: đảm bảo bệnh nhân thoải mái
- make patient feel comfortable: làm cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái
- put the patient at ease /pʊt ðə ˈpeɪʃənt ət iz/: đặt bệnh nhân thoải mái
Vậy là chúng ta đã biết cách hỏi bệnh sử và khám lâm sàng rồi nhé!
Ở kì sau, chúng ta sẽ bàn về cách hỏi triệu chứng bệnh nhân. Mục đích cuối cùng của bệnh nhân và bác sĩ vẫn là muốn chữa khỏi bệnh hoặc giải quyết vấn đề mà người bệnh đang gặp phải. Hi vọng bài chia sẻ này có ích cho các bạn. Mọi đóng góp, ý kiến và chia sẻ, các bạn hãy viết ở bên dưới nhé!
Để lại một phản hồi Hủy