Truyền dịch tại nhà. Có nên hay không?

Tôi biết còn vô số người ngoài kia làm vậy, nhưng chúng tôi một thế hệ học y khoa chính thống sẽ không làm như họ: việc truyền dịch tại nhà!

Có một hành vi ăn mòn vào suy nghĩ của người dân, tôi mệt tôi đi truyền dịch. Từ bất cứ loại dịch truyền như nước muối sinh lý, nước trái cây, vitamin C và thậm chí là đạm đều được một số phòng khám tư và thầy sĩ truyền vô tư cho bệnh nhân. Người ta đang vận dụng kiến thức rất tốt của môn tâm lý y khoa để chữa bệnh, chứ không phải là môn sinh lý y khoa để chữa bệnh. Bởi lẽ họ biết truyền là nguy hiểm nếu như không đúng chỉ định nhưng vẫn truyền, một lẽ khác là người bệnh thì luôn xem tất cả các loại dịch truyền là thuốc tiên! Vì vậy mà người người thi nhau đi truyền, bác bác thi nhau truyền. Đồng tiền một lần nữa không tự sinh ra mà đơn giản là chạy từ túi bệnh nhân sang túi người truyền dịch!

Năm tôi học lớp 5, đêm 30 tết, gia đình của một y sĩ gần nhà vội vã đưa tang con gái mình trong đêm…Người mẹ ấy đã tự truyền dịch cho con gái mình tại nhà, chưa rõ lý do, nhưng người con xấu số kia đã ra đi không trở lại. Đó là lời cảnh tỉnh cho những ai đã từng biết đến những chuyện tương tự.

Nếu bạn đang chiều lòng bệnh nhân khi truyền dịch không đúng theo chỉ định cho họ, bạn đã tính tới nguy cơ rủi ro hay chưa? Tính thử xem nhé (tính sơ thôi nhé!)


– 1 chai dịch truyền Nacl 0.9% (hay gọi là nước muối sinh lý) mua 7 nghìn đồng
– 1 ống vitamin C, cho giá đắt nhất cũng 20 nghìn?!?
– Công truyền cho bệnh nhân 1 lần # 150 nghìn
– Ví dụ một ngày bạn truyền được 2 bệnh, 1 tháng làm 20 ngày, một năm làm 12 tháng, lợi nhuận bạn thu về được là: (150-7-20) x 2 x 20 x12 = 59.040 (59 triệu).
– Hành nghề êm đẹp trong 10 năm thu được chỉ 590 triệu
– Một trường hợp sốc thuốc, bạn trả giá bao nhiêu triệu? Không chỉ dừng lại ở con số 590?

Tất nhiên mạng người không tính bằng tiền, nhưng những người ngày đêm truyền dịch vô tội vạ đang làm vì đồng tiền, nên phải tính bằng thua lỗ từ đồng tiền góp nhặt ấy mới mong họ suy nghĩ lại. Và các bạn chưa làm điều ấy đừng lấy làm ham!

Chỉ định truyền dịch chỉ trong một số trường hợp, nói ngắn gọn nhất cho những bạn không thuộc chuyên môn là: Khi nào miệng còn ăn uống được thì không cần truyền dịch, đường ăn uống vẫn là đường đưa dinh dưỡng tốt nhất và sinh lý nhất. Chỉ truyền trong bệnh viện hoặc cơ sở y tế được cấp phép, và xin đừng “yêu cầu” bác sĩ truyền dịch!

Bài viết khá phiến diện, mọi đóng góp về mặt kiến thức y khoa xin vui lòng comment tại fanpage Anh Văn Y Khoa – Medical English – DR.DUY

Thân!
Mục đích chia sẻ: DO NHU CẦU QUYỀN LỰC. SHARE!

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*