BẠN SẼ GIỎI TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH Y TỪ CON SỐ 0

SÁCH TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH Y KHOA

Xin chào các bạn, hôm nay mình chia sẻ đến các bạn hành trình tự học Tiếng Anh Chuyên Ngành Y Khoa từ con số 0.

Nếu bạn là sinh viên đang theo học trường Y, bác sĩ vừa mới tốt nghiệp hay là bác sĩ đã đi làm lâu năm muốn bắt đầu học lại tiếng Anh Chuyên Ngành Y Khoa nhưng không biết bắt đầu từ đâu thì bài này sẽ dành riêng cho các bạn. Bạn muốn học được lượng Kiến thức – Knowledge về Y khoa của thế giới, của các nước đang phát triển cái đầu tiền bạn cần học không phải là kiến thức mà là Ngôn ngữ – Language, học ngôn ngữ viết kiến thức của lĩnh vực đó.

Dưới đây là những chia sẻ và kinh nghiệm về hành trình mình tự học Tiếng Anh Chuyên Ngành Y Khoa, từ những bước đầu chập chững học “Ngôn ngữ – Language”, để đến lúc đọc sách Y ngoại văn để học “Kiến thức – Knowlegde”.

I. Người mới bắt đầu cần học gì?

  1. Thuật ngữ tiếng Anh Chuyên Y Khoa cho người mới bắt đầu của tác giả Ths.Bs.Nguyễn Thái Duy, đây là quyển giúp tất các các bạn mới học làm quen với môn Tiếng Anh Chuyên Ngành Y Khoa, học thuật ngữ cơ bản từng hệ cơ quan.
  2. Cẩm nang dịch tài liệu Y Khoa cho người mới bắt đầu của tác giả Ths.Bs.Nguyễn Thái Duy: sau khi bạn đã học thuật ngữ cơ bản của từng hệ cơ quan xong, bạn chuyển sang giai đoạn tập đọc và dịch văn bản Y khoa, đây là quyển giúp các bạn đọc&dịch nhuần nhuyễn theo phương pháp 7 Steps – 7 bước đọc dịch tài liệu Tiếng Anh chuyên Ngành Y Khoa, dù câu có phức tạp bạn cũng dịch một cách trơn tru.

Kinh nghiệm ở giai đoạn này: bạn cần có một giảng viên hướng dẫn để giúp bạn học tiếng Anh đúng phương pháp, hướng bạn thiết lập thói quen học tiếng Anh Chuyên Ngành Y Khoa liên tục trong 21 ngày.

Các bạn có thể mua 02 quyển sách về tiếng Anh Chuyên Y Khoa cho người mới bắt đầu tại đây: https://anhvanyds.com/2020/09/08/combo-sach-tieng-anh-y-khoa/

Để được giảng viên hướng dẫn học tiếng Anh Chuyên Ngành Y Khoa cho người mới bắt đầu đúng phương pháp và có lộ trình cụ thể các bạn liên hệ tại đây: https://lopcoban.anhvanyds.com/

II. Giai đoạn tập đọc & dịch tài liệu “100% tiếng Anh”.

  1. Medical Terminology for health professions or The Language of Medicine: cả 2 cuốn sách này đều viết bằng 100% tiếng Anh về môn thuật ngữ chuyên ngành Y khoa, bạn chọn 1 trong 2 quyển phù hợp với bạn nhất để đọc&học, mình thì thích đọc cuốn The Language of Medicine hơn vì đơn giản là nó hợp với mình. Mình thấy để học và đọc được 02 cuốn 100% tiếng Anh trên đây, bạn phải vượt qua được giai đoạn học thành thạo 2 quyển này trước https://anhvanyds.com/2020/09/08/combo-sach-tieng-anh-y-khoa/
  2. Professional English in use Medicine: cuốn này giúp các bạn học tiếng Anh chuyên ngành Y khoa, không phải để học thuật ngữ Y khoa. Nếu giao tiếp để khám bệnh cho người nước ngoài thì bản phải sử dụng tiếng Anh Y khoa để nói với họ chứ không dùng thuật ngữ Y khoa.
    Ví dụ: khi hỏi tình trạng khó thở của bệnh nhân thì mình sử dụng shortness of breath không dùng dyspnea vì đơn giản là dyspnea là thuật ngữ Y khoa không phải tiếng Anh nên khi nói dyspnea bệnh nhân sẽ không hiểu, thay vào đó bạn phải nói là “Shortness of breath”.

Kinh nghiệm ở giai đoạn này: bạn đang tập đọc & dịch tài liệu 100% là tiếng Anh nên người mới bắt đầu sẽ hơi bị nản một chút vì 10 chữ thì bạn phải tra nghĩa hết 7 chữ. Đây là chuyên hết sức bình thường nha các bạn vì bạn đang đi đúng đường rồi đó, và bạn sẽ tập được thói quen tra và học từ mới, sau 06 tháng miệt mài như vậy thì bạn sẽ thấy càng đọc những bài về sau dường như bạn đã có thể tự hiểu được mà không cần phải dùng google dịch.

Tự lên lịch tự học tiếng Anh chuyên nganh Y khoa trong 30 ngày tại đây: https://anhvanyds.com/2020/05/14/30-ngay-tu-hoc-dich-tai-lieu-y-khoa-tieng-anh/  

III. Giai đoạn đọc để học ngôn ngữ của các môn cơ sở ?

  1. Essentials of Anatomy and Physiology: đây là cuốn mình thấy cực hay về giải phẫu sinh lý dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y khoa vì mỗi chương nó đều đi từ giới thiệu thuật ngữ mới, thuật ngữ lâm sàng liên quan đến hệ cơ quan bạn đang học. Hơn nữa là từ vựng nó dùng khá nhẹ nhàng để bạn đọc và hiểu, khoảng A2-B1.
  2. Guyton and Hall, Textbook for Medical Physiology: ngày xưa mình cực mê cuốn này vì mỗi lần Thầy mình cho Brainstorm mình đều vào đây đọc để làm bài, lúc học Y4 mình đọc cuốn này mê mẩn luôn, nó sẽ khó hơn tí so với cuốn trên vì cách viết và từ vựng bắt đầu học thuật hơn đồi hỏi bạn phải nắm cách đọc & dịch theo phương pháp 7s – 7 bước, từ vựng đủ nhiều.
  3. Alats of pathophysiology: cuốn này sẽ cung cấp rất nhiều hình ảnh và sơ đồ về giải thích cơ chế sinh lý bệnh học của các bệnh lý, xem cuốn này bạn sẽ bị mê cơ chế luôn.
  4. The Textbook of Biochemistry for Medical students: cuốn này cực hay về hóa sinh, các chuyển hóa sinh hóa từ Hóa sinh Y học đến Hóa sinh Lâm sàng.

Kinh nghiệm ở giai đoạn này: bạn phải học các môn như Giải phẫu, sinh lý, hóa sinh,… bằng tiếng Việt trước vì việc đọc như vậy giúp bạn học được cách dịch đúng các từ, thuật ngữ đó sang tiếng Việt. Nếu bạn là bác sĩ làm việc ở Việt Nam việc đọc sách tiếng Anh chuyên ngành Y khoa là để học ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ để học kiến thức, thì đây là lộ trình đi đúng hướng dành cho bạn vì bạn sẽ giải thích tình trạng bệnh cho phần lớn là người Việt Nam.

Tìm sách tiếng Anh chuyên ngành Y khoa tại đây: https://anhvanyds.com/sach-y-khoa-tieng-anh/ 

IV. Giai đoạn học triệu chứng và bệnh học bằng tiếng Anh ?

  1. Chamberlain’s Symptoms and Signs in clininal medicine: cuốn này bạn nên chọn để học triệu chứng ở năm Y3 và bạn đọc song song cùng sách tiếng Việt, mình thấy nó viết khá dễ hiệu và đủ các hệ cơ quan.
  2. First aid for medicine clerkship: giai đoạn Y3 bạn phải đọc và học rất nhiều kiến thức nhưng không biết cách tóm tắt, không biết nội dung nào quan trọng thì cuốn này như 1 quyển sổ tay lâm sàng – gom gọn lại các vấn đề mà một sinh viên y khoa cần nắm. Cái mình cực thích cuốn này là nó hướng dẫn mình mẹo nhớ bài (kiểu vừa học được tiếng Anh vừa học được cách hấp thụ kiến thức Y khoa)
  3. Davidson principles and practice of medicine: Để học triệu chứng từ giải phẫu sinh lý, tiếp cận bệnh nhân những vấn đề từng triệu chứng, cách khám bệnh nhân của từng hệ cơ quan một cách chi tiết và đầy đủ thì cuốn Davidson principles and practice of medicine là lựa chọn tuyệt vời cho bạn. Cuốn này mình hay tham khảo để làm chuyên đề tiếp cận bệnh, rất hay luôn.

Kinh nghiệm tới giai đoạn này: bạn dường như đã đủ vốn từ của từng hệ cơ quan và lúc này đọc các tài liệu trên chủ yếu là mình muốn học kiến thức và phong cách học của các sách Âu – Mỹ. Dành cho các bạn có ước mơ sau khi tốt nghiệp bác sĩ đa khoa muốn làm việc tại các Bệnh viện có khám và chữa bệnh cho người nước ngoài thì những quyển sách trên giúp các bạn chinh phục được ước mơ đó.

Nếu bạn mong muốn sử dụng được tiếng Anh Chuyên Ngành Y Khoa trong giao tiếp khám và chữa bệnh cho người nước ngoài bạn có thể xem tại đây:https://tienganhgiaotiepykhoa.anhvanyds.com/

IV. Nâng vốn từ và sử dụng được ngôn ngữ của từng chuyên ngành NỘI – NGOẠI – SẢN – NHI?

Tới giai đoạn này chủ yếu các bạn đọc sách là để học kiến thức và phụ thuộc vào chuyên ngành bạn đang đam mê thì bạn sẽ đọc nhiều hơn về chuyên ngành đó.

  1. Nội khoa:

Mình hay tham khảo để làm các chuyên đề bệnh học theo 03 cuốn:

+ Current medical diagnosis and treatment

+ Harrison’s Internal medicine (cuốn này là Thánh Kinh nội khoa)

+ Goldman-Cecil Medicine

Kinh nghiệm đọc sách cũng cùng 1 bài nhưng mình đọc nhiều sách để biến những vấn đề đó, cách diễn tả sơ đồ gì đó thành cái của mình vì khi biến thành của mình thì các bạn mới sử dụng được.

  1. Ngoại khoa:
    Mình tham khảo để học từ vựng chuyên ngành ngoại khoa chủ yếu trong cuốn First aid for the Surgery Clerkship. Còn về Thánh Kinh ngoại khoa mình thấy có cuốn Sabiston textbook of surgery.
  2. Sản khoa:
    Thời đi thực tập sản phụ khoa mình vừa ôm cuốn sản tiếng Việt vừa cầm cuốn First aid for the Obstetrics and Gynecology Clerkship để học từ vựng chuyên ngành Sản Phụ Khoa. Về thánh kinh của Sản khoa thì có cuốn William’s Obstetrics.

*Các bạn sinh viên Y4+, các anh chị bác sĩ đang đi 18 tháng chuyên ngành Sản phụ khoa, các anh chị bác sĩ đang làm trong chuyên khoa sản phụ khoa hoặc chuyên ngành dịch thuật sản phụ khoa thì có thêm xem thông tin tại đây: https://tienganhsankhoa.anhvanyds.com/ 

  1. Nhi khoa:
    Thời sinh viên mình cũng học song song vừa đọc tiếng Việt 2 cuốn nhi khoa tập 1 và tập 2 vừa đọc cuốn Essential Pediatrics, đọc như vậy giúp não bạn tập phản xạ gặp khi gặp từ tiềng Việt dịch sang tiếng Anh và ngược lại.
    Ví dụ: cũng là bài Hội chứng thận hư (nephrotic syndrome) mình đọc xong tiếng Việt mình vào đọc tiếng Anh, giúp các bạn nhớ rất nhanh từ vựng liên quan đến bài đó.

Xem video hướng dẫn DOWNLOAD sách tiếng Anh chuyên Ngành Y Khoa tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=DV4TeQT1ejU&t=38s

Liên hệ Fanpage Anhvanyds – Tiếng Anh Chuyên Ngành Y Khoa Việt Nam để được hỗ trợ và tư vấn các khóa học: https://www.facebook.com/anhvanyds 

Bs. Trần Thanh Trung,
Phó trưởng Ban đào tạo Anhvanyds.
Liên hệ Zalo: 0855295753
Facebook:https://www.facebook.com/profile.php?id=100010923275500 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*