“Một bệnh nhân nữ 52 tuổi, đến khám với than phiền vì mất ngủ kinh niên và bà ấy yêu cầu kê toa thuốc ngủ mà bà thấy quảng cáo trên TV.”
Câu hỏi đặt ra là:
- Chẩn đoán chính cho chứng mất ngủ của bệnh nhân là gì?
- Những thông tin khác về chứng mất ngủ của bệnh nhân?
- Những câu hỏi giúp chẩn đoán mất ngủ có liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm?
Mất ngủ là một lí do than phiền rất phổ biến. Khoảng 30% – 50% người trưởng thành bị mất ngủ ở một khoảng thời gian nào đó và đây là một vấn đề mạn tính ở 20% người lớn. Tỉ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi (the prevalence increases with age), và phổ biến ở nữ hơn. Khoảng 10% dân số bị mất ngủ kèm theo những hệ quả nghiêm trọng như:
- Buồn ngủ ban ngày và mệt mỏi (daytime sleepiness and fatigue)
- Năng lượng giảm (diminished energy)
- Kém tập trung (poor concentration)
- Giảm trí nhớ (memory impairment)
- Dễ cáu gắt (irritability)
- Trầm cảm hoặc tuột cảm xúc (depressed or anxious mood)
Nguy cơ trầm cảm tăng lên gấp khoảng 5 lần ở những bệnh nhân bị mất ngủ 1 đến 3 năm. Vì thế, mất ngủ có thể là 1 “điều báo trước” (harbinger) của các bệnh lý về tâm lý/ tâm thần trong tương lai (psychiatric illness). Cuối cùng, bệnh nhân bị mất ngủ sẽ có một nguy cơ tăng về tai nạn lao động (industrial accident) gấp 3-4 lần, tai nạn giao thông tăng khoảng 2-3 lần, té ngã và gãy xương chậu ở người lớn tuổi.
Nguyên nhân gây mất ngủ là gì?
Mất ngủ thường gặp bởi những rối loạn về tâm lý hoặc bệnh lý, rối loạn giấc ngủ nguyên phát (primary sleep disorders) và sử dụng thuốc (medication use). Mất ngủ dạng này sẽ được gọi là mất ngủ kèm các vấn đề về tâm lý khác (comorbid insomnia), còn mất ngủ mà không kèm các bệnh đồng mắc khác thì được gọi là vô căn hay nguyên phát (idiopathic or primary insomnia).
Bệnh sử là công cụ chẩn đoán quan trọng nhất để phát hiện những rối loạn nền kèm theo (underlying comorbid disorders). Có vài dấu chứng thực thể (thăm khám) hữu ích, và rất ít những công cụ chuyên dụng cần thiết (specialized studies necessary) như đo đa ký giấc ngủ (polysomnography) hay đo hoạt động kí (actigraphy).
Những nguyên nhân phổ biến (common precipitants) của mất ngủ rất đa dạng. Một nửa bệnh nhân mất ngủ sẽ tái phát (recurrent), kinh niên (persistent), hoặc những vấn đề sức khoẻ khác nhau gây mất ngủ. Rối loạn về tâm thần (mental disorders) là nguyên nhân phổ biến nhất (30% – 40%). Trong đó, trầm cảm thì phổ biến, và gần 80% bệnh nhân trầm cảm sẽ bị mất ngủ.
Những rối loạn mất ngủ nguyên phát phổ biến nhất:
- Hội chứng chân không yên (RLS – Restless Legs Syndrome)
- Rối loạn vận động tay chân theo chu kỳ (PLMD – Periodic Limb Movement Disorder)
- Những rối loạn ngưng thở khi ngủ (Sleep – Related breathing disorders)
Vợ/ chồng là những người có thể cung cấp thông tin quan trọng về ngưng thở khi ngủ (sleep apnea) và PLMD bằng cách kể lại những bằng chứng như ngáy to (heavy snoring), hay cử động tay chân.
Một số thuốc có tác dụng phụ gây mất ngủ, một số “thủ phạm” (culprit) phổ biến là:
- thuốc chống co giật (anticonvulsant)
- thuốc chống trầm cảm (antidepressant)
- thuốc hạ áp (antihypertensive)
- thuốc điều trị ung thư (antineoplastic)
- thuốc dãn phế quản (bronchodilator)
- thuốc kháng cholinergic (anticholinergic)
- corticosteroid
- liệu pháp hormone (hormonal therapies)
- levodopa
- nicotine…
Bước đầu, hãy xem lại hồ sơ bệnh án (medical record) của bệnh nhân trước khi hỏi bệnh. Hãy tư vấn bệnh nhân làm 1 thời khoá biểu ngủ trong 2 tuần trước khi thăm khám chính thức. Nó cung cấp thông tin quan trọng bao gồm giờ đi ngủ (bed time), giờ thức dậy, giấc ngủ ngắn ban ngày (daytime naps), số lần và thời gian thức dậy vào ban đêm (nocturnal awakening), tổng thời gian ngủ…
Những câu hỏi giúp phân loại nguyên nhân:
-
Hãy mô tả việc mất ngủ của bạn? (Describe what you mean by “insomnia”)
-
Vấn đề chính của bạn có phải là: (Is you main problem:)
- Đi ngủ (Falling asleep?)
- Thức dậy sớm (Early awakening ?)
- Hay giật mình thức dậy (Frequent awakening?)
- Ngủ không sâu (sleep?)
-
Vấn đề về giấc ngủ của bạn bắt đầu khi nào? (When did your problems with sleep start?)
-
Bạn nghĩ điều gì gây ra mất ngủ? (What do you think started the insomnia?)
-
Có sự kiện nào trong đời gây ảnh hưởng giấc ngủ của bạn như sinh em bé, người thân mất, thay đổi công việc, dời nhà, áp lực công việc, vợ chồng hoặc người yêu mới, áp lực tài chính? (Are there any life events that have affected your sleep (births, deaths, job change, move, work stress, new bed partner, financial stress?)
-
Bạn bị vấn đề giấc ngủ bao nhiêu đêm 1 tuần? (How many nights per week do you have problems with sleep?)
-
Mất ngủ thoáng qua (transient insomnia) kéo dài ít hơn 1 tuần
-
Mất ngủ cấp (acute or short–term insomnia) kéo dài 1-3 tuần
-
Mất ngủ mạn tính/ kinh niên (chronic insomnia) kéo dài hơn 3 tuần
Nguyên nhân của mất ngủ thoáng qua và cấp thường sẽ liên quan đến những sự việc mới, bao gồm thay đổi trong môi trường ngủ, thay đổi múi giờ (jet lag), thay đổi về ca trực / đi làm, những vấn đề về môi trường (ồn ào quá mức – excessive noise hoặc nóng nực quá mức), bệnh lý cấp tính, sử dụng thuốc hỗ trợ. Mất ngủ kinh niên có thể do các nhóm nguyên nhân: rối loạn về thần kinh (neurologic disorders), rối loạn tâm lý (mental disorders), ảnh hưởng của thuốc, vấn đề trong lối sống, và những rối loạn về giấc ngủ. Một số bệnh nhân không có bằng chứng cụ thể của rối loạn giấc ngủ, nên được gọi là nhận thức sai về trạng thái ngủ (sleep – state misperception). Lúc này, chẩn đoán phải có những công cụ chuyên biệt như polysomnography hoặc actigraphy.
Một số chẩn đoán phân biệt:
• Các rối loạn về sức khoẻ tâm thần (Mental health disorders ):
– Rối loạn trầm cảm (Depressive disorders)
– Anxiety disorders (rối loạn về mệt mỏi như căng thẳng sau chấn thương – posttraumatic stress disorder)
– Rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorder/ Manic depression)
• Các rối loạn về bệnh lý hoặc thần kinh (Medical or neurologic disorders):
– Đau mạn tính (Chronic pain)
– Suy tim sung huyết (Congestive heart failure)
– Tiền mãn kinh (Perimenopause/ menopause transition)
– Bệnh thận giai đoạn cuối (End-stage kidney disease)
– Tiểu không tự chủ (Urinary incontinence)
• Thuốc (Medication)
– Tác dụng phụ của thuốc kê toa (prescription drugs) và thuốc không kê toa (over-the-counter drugs)
– Sử dụng thuốc trái phép/ không qua bác sĩ (illicit drug use)
– Lạm dụng rượu (alcohol abuse)
– Caffeine
– Nicotine
• Lối sống
– Trực gác
– Đổi múi giờ
• Nguyên nhân mất ngủ nguyên phát
– Mất ngủ vô căn (Idiopathic insomnia)
– RLS hoặc PLMD
– Rối loạn nhịp sinh học (circadian rhythm disorders)
Bài viết bởi BS.Trần NamAnh
Bài viết cùng chuyên mục:
https://anhvanyds.com/2021/01/22/trieu-chung-met-moi/
https://anhvanyds.com/2021/01/22/trieu-chung-met-moi/
Để lại một phản hồi Hủy