Tiếng Anh Giao Tiếp Y khoa – Triệu chứng Buồn nôn và Nôn – Bài 7

Buồn nôn (Nausea) Tiếng anh giao tiếp y khoa

Một bệnh nhân tới phòng khám than phiền về việc buồn nôn và nôn. Bạn cần hỏi gì để khai thác tình trạng của cô ấy? Các câu hỏi giúp khu trú các chẩn đoán phân biệt là gì?

Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi qua 1 tình huống lâm sàng như sau nhé:
Một bệnh nhân nữ 24 tuổi, vào phòng khám cấp cứu với than phiền về việc nôn và ói trong 4 tuần qua.
Buồn nôn (nausea) and nôn (vomiting) là những triệu chứng thường gặp trong suốt cuộc đời của chúng ta. Dù chúng là những biểu hiện của những bệnh lý tự khỏi (self-limited illnesses), buồn nôn và nôn cũng có thể là những báo hiệu của bệnh lý đe doạ tính mạng (life-threatening disease).
Nôn gây giảm hiệu quả làm việc và tăng chi phí khám sức khoẻ, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, những bệnh nhân ung thư đang hoá trị liệu (cancer chemotherapy), và những bệnh nhân đang hồi phục sau phẫu thuật.
  • Buồn nôn và nôn mạn tính (Chronic nausea and vomiting): những triệu chứng kéo dài trên 1 tháng.
  • No, ngấy, đầy bụng (Early satiety): cảm giác no sau khi ăn 1 lượng thức ăn nhỏ (ít hơn bình thường).
  • Nôn (Nausea)
  • Cảm giác buồn nôn và nôn sau khi hoá trị liệu (Postchemotherapy nausea and vomiting – PCNV) 
  • Nôn tái diễn (Recurrent vomiting): trên 3 cơn (3 or more episodes).
Chẩn đoán phân biệt ban đầu của nôn thường trải rộng nhưng chúng ta có thể thu hẹp bằng những tình huống lâm sàng.
Trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ khi có nôn cấp tính sẽ có những tình huống đặc biệt, ví dụ khả năng ngộ độc do nuốt (toxic ingestion) ở trẻ nhỏ nhiều hơn ở người lớn. Dù tỉ lệ đã giảm nhưng hội chứng Reye vẫn là một trong các tình huống nôn cấp ở trẻ nhỏ nhiễm virus.
Tương tự, những chẩn đoán phân biệt đối với nôn tái phát ở trẻ em nên được mở rộng ra trong các bất thường bẩm sinh (congenital abnormalities).
Ví dụ:
  • Ruột xoay bất toàn (malroration)
  • Hẹp môn vị (pyloric stenosis)
  • Bất sản thực quản (esophageal atresia).
Nôn ở trẻ em có thể đơn giản là luồng trào ngược do trào ngược dạ dày thực quản sinh lý.

Hỏi bệnh sử

Tiếp cận với bệnh nhân buồn nôn và nôn bằng cách xác định rõ các triệu chứng và tính chất: thời gian, độ nặng và các yếu tố liên quan.

Những câu hỏi thường sử dụng

  • Hãy kể cho tôi về triệu chứng buồn nôn và nôn của bạn? – Tell me about you nausea and vomiting? 
  • Hãy kể cho tôi về lần đầu triệu chứng này xảy ra? – Tell me about the first time this happened?
  • Bạn có tiêu chảy không? Có ai khác trong cộng đồng của bạn cũng có ói và tiêu chảy không? – Do you also have diarrhea? Do others in your community also have vomiting and diarrhea? => nghĩ tới viêm ruột do virus (viral gastroenteritis), bệnh lý ngộ độc thực phẩm (food-borne illness).
  • Bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của việc có thai không, ví dụ như trễ chu kỳ kinh nguyệt, sưng vú, châm chích hoặc đau khi ấn? – Do you have any symptoms of pregnancy, such as late menstrual period or breast swelling, tingling or tenderness?
  • Bạn có mang thai không? (tam cá nguyệt thứ nhất) – Are you pregnant (first trimester)? => tình trạng nghén nặng (hyperemesis gravidarum). Nếu ở tam cá nguyệt thứ 2 hoặc 3 thì chú ý đến hội chứng AFLP hoặc HELLP.
  • Bạn có đang điều trị hoá trị liệu ung thư không? – Have you been receving chemotherapy for cancer?
  • Bạn có tiền sử bệnh thận hay suy thận không? – Do you have a history of kidney disease or failure?
  • Bạn có cảm giác đầy bụng không? – Do you feel full after eating just a small amount of food (early satiety)?
  • Bạn có ăn thức ăn đóng hộp không? Bạn có cảm giác khó nuốt không? – Do you eat home canned or preserved food? Do you have trouble swallowing?  => nguyên nhân Botulism.
Infant Botulism
Trên đây là một số thông tin chúng ta khai thác bệnh với bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn và nôn.
BS. Trần Nam Anh
Các bài viết của Bs. Trần Nam Anh
Bài viết cùng chuyên mục:

 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*