Trong chuyên mục Răng hàm mặt hôm nay mình xin giới thiệu đến mọi người căn bệnh khá phổ biến đó là Viêm nha chu và đặc biệt là mối liên hệ giữa đái tháo đường và căn bệnh này.
is a characterised by destruction of the supporting structures of the teeth such as and .
- /ˌper.i.əʊ.dɒnˈtaɪ.tɪs/: viêm nha chu
- : bệnh viêm mãn tính
- : dây chằng nha chu
- : xương ổ răng
- : được đặc trưng bởi
Tạm dịch: Viêm nha chu là một bệnh viêm mãn tính thường gặp đặc trưng bởi sự phá hủy các cấu trúc nâng đỡ của răng như dây chằng nha chu và xương ổ răng.
Periodontal diseases include (in which the inflammation is confined to the , and is reversible with good ) and periodontitis (in which the inflammation extends and results in tissue destruction and ). Tissue destruction in periodontitis results in the breakdown of of the periodontal ligament, resulting in the formation of a between the gingiva and the tooth.
- : viêm nướu (gingiv-: nướu; -itis: viêm)
- : nướu
- : tiêu xương ổ răng
- : sợi collagen
- : túi nha chu(Túi là không gian giữa bề mặt chân răng và nướu. Trong nướu khỏe mạnh, đáy túi trùng với nơi tiếp giáp xi măng và men răng)
- : có thể được phục hồi
- : vệ sinh răng miệng
Tạm dịch: Các bệnh nha chu bao gồm viêm nướu (trong đó tình trạng viêm chỉ giới hạn ở nướu và có thể hồi phục nếu vệ sinh răng miệng tốt) và viêm nha chu (trong đó tình trạng viêm kéo dài và dẫn đến phá hủy mô và tiêu xương ổ răng). Sự phá hủy mô trong viêm nha chu dẫn đến sự phá vỡ các sợi collagen của dây chằng nha chu, dẫn đến hình thành túi nha chu giữa nướu và răng.
̣̂ ̛́ ̉ ̂
In the early stages, the condition is typically ; it is not usually painful, and many patients are unaware until the condition has progressed enough to result in .
- : không triệu chứng
- : răng lung lay
Tạm dịch: Trong giai đoạn đầu, tình trạng này thường không có triệu chứng; nó thường không đau, và nhiều bệnh nhân không biết cho đến khi tình trạng tiến triển đủ dẫn đến lung lay răng.
(Viêm nha chu tiến triển) is characterised by (ban đỏ nướu) and (phù nề), (chảy máu nướu), (tụt nướu), (răng lung lay), (mưng mủ túi nha chu), and (mất răng).
Tạm dịch: Viêm nha chu được coi là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đái tháo đường có nguy cơ bị viêm nha chu cao gấp 3 lần người bình thường. Vậy bệnh tiểu đường có ảnh hưởng như thế nào đến bệnh nha chu?
Mối quan hệ giữa viêm nha chu và đái tháo đường
Đái tháo đường type 1 và type 2 đều liên quan đến tăng mức độ viêm toàn thân. Viêm ở người mắc bệnh tiểu đường góp phần gây nên các biến chứng về mạch máu, khi đường huyết tăng có thể kích hoạt con đường viêm và làm chết tế bào. Nồng độ IL-6, TNF- α và CRP tăng, trong đó IL-6 và TNF- α là chất cảm ứng chính của giai đoạn cấp tính protein và cả hai được chứng minh là làm giảm tín hiệu insulin nội bào, góp phần vào kháng insulin. Nồng độ IL-6 và CRP trong huyết thanh cũng tăng lên ở những bệnh nhân bị viêm nha chu, với mức IL-6 tương quan với mức độ bệnh.
Bệnh nhân tiểu đường là cơ địa tốt cho nhiễm trùng do khả năng thực bào của bạch cầu giảm nên tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát triển mạnh trong túi nha chu khiến nha chu bị phá hủy.
Quá trình làm lành vết thương bị thay đổi do nguyên bào sợi không hoạt động bình thường trong môi trường glucose cao, đặc biệt các sợi collagen được nguyên bào sợi sản xuất ra cũng bị phân hủy nhanh chóng bởi enzyme metalloproteinase tăng cao trong bệnh tiểu đường.
Thay đổi toàn bộ vi mạch máu: Khi nồng độ glucose nội bào tăng cao làm hình thành các Advanced Glycosation End Products( AGEs) trong các mô, bao gồm các mô nha chu. Đây là mối liên hệ chính giữa nhiều biến chứng tiểu đường vì:
– AGEs liên kết với các protein như collagen, protein nền ngoại bào thúc đẩy tình trạng xơ mạch, gây rối loạn chức năng nội mạc mạch máu và thay đổi thành phần và cấu trúc chất nền ngoại bào.
– Sự tương tác giữa AGEs và receptor của chúng (RAGE) làm tăng sản xuất các chất trung gian như IL-1β, TNF-α và IL-6 làm tăng phản ứng viêm do đó góp phần tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh nha chu ở những người mắc tiểu đường.
Trong phần sau anhvanyds sẽ đề cập đến việc điều trị viêm nha chu có tác động như thế nào đến bệnh tiểu đường và những lưu ý về vệ sinh răng miệng đối với người mắc bệnh này.
Chúc các bạn một buổi tối vui vẻ!
Tài liệu tham khảo
- https://link.springer.com/article/10.1007/s00125-011-2342-y
- https://pdfs.semanticscholar.org/9183/a1c9f5ca09e81a691da5e7cac941d8911b74.pdf?_ga=2.229251420.1537044762.1599360991-1869480820.1599360991
Để lại một phản hồi Hủy