PHÚC MẠC VÀ VIÊM PHÚC MẠC

thuật ngữ y khoa-phúc mạc và viêm phúc mạc

🍀THUẬT NGỮ Y KHOA: PHÚC MẠC VÀ VIÊM PHÚC MẠC ( Phần 2)🍀

👋👋Chào mừng các bạn đã quay lại với series thuật ngữ liên quan đến phúc mạc và viêm
phúc mạc. Như đã hứa, hôm nay chúng mình sẽ giải thích rõ hơn về các thuật ngữ về phúc mạc và viêm phúc mạc mà tuần trước chúng ta đã được làm quen.

✍️Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu so sánh định nghĩa của visceral pain vs parietal pain và phân biệt 3 thuật ngữ tendernessreferred tenderness – referred pain.

👉 Trước hết, chúng ta tìm hiểu về visceral pain–đau tạng. Đây là triệu chứng đau thường gặp trong bệnh lý tiêu hóa. Nguyên nhân của cảm giác đau tạng là do sự kích thích các thụ thể thần kinh ở các tạng (ví dụ như thành ở ống tiêu hóa) do sự căng chướng, viêm, thiếu máu,… Thần kinh chi phối cho cảm giác đau tạng là hệ thần kinh tự chủ (autonomic nervous system).

Đặc điểm của đau tạng là đau mơ hồ, không định khu rõ. Trái ngược với visceral pain, parietal pain– đau thành – là cảm giác đau khi phúc mạc thành có tình trạng kích thích do viêm, nhiễm khuẩn,… Thần kinh chi phối cảm giác đau thành là hệ thần kinh thân thể (somatic nervous system ).

Do đó, khi nói về đau thành chúng ta còn có thể bắt gặp thuật ngữ  somatoparietal pain khi tác giả muốn chỉ rõ hơn về nguồn gốc của loại cảm giác đau này. Điều quan trọng nữa là đau thành có mức độ nhiều hơn và sự khu trú vị trí đau rõ ràng hơn đau tạng và là dấu chứng quan trọng phản ánh tình trạng phúc mạc bị kích thích trong bệnh cảnh viêm phúc mạc.

👉 Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu thuật ngữ tenderness. Từ này được dịch là ấn đau – tức là cảm giác đau tại vị trí nào đó khi ấn. Thuật ngữ này không chỉ được sử dụng để mô tả khi thăm khám bụng mà còn được dùng khi thăm khám ở tất cả các cơ quan. Từ đó, ta có thuật ngữ  referred tenderness nghĩa là cảm giác đau ở 1 vùng khi ấn ở 1 vùng khác trên bụng , phản ánh tình trạng phúc mạc thành bị kích thích.

Ví dụ điển hình là dấu hiệu Rovsing ( Rovsing’s sign) trong viêm ruột thừa, khi ta ấn hố chậu trái bệnh nhân đau hố chậu phải.

🩸 Một thuật ngữ dễ nhầm lẫn với referred tenderness nữa là referred pain – đau quy chiếu. Đặc điểm của đau quy chiếu là vị trí đau cách xa cơ quan tổn thương chẳng hạn như : đau vùng đỉnh xương bả vai bên phải trong viêm túi mật. Cơ chế của hiện tượng trên được cho là do thần kinh hướng tâm chi phối cảm giác đau tạng( của tạng bị tổn thương ) và thần kinh chi phối cảm giác đau của 1 vị trí khác dẫn truyền tín hiệu về cùng 1 tầng tủy sống hay 2 tầng tủy sống liền kề nhau.

Do cảm giác đau tạng ( của tạng bị tổn thương) thường có xu hướng đau mơ hồ, không định khu rõ nên não bộ sẽ nhầm lẫn rằng tín hiệu đau xuất phát từ vị trí khác.**

🔥 Tóm lại, để các bạn có thể học ngắn gọn và đơn giản hơn, chúng mình xin note lại ý chính của các thuật ngữ hôm này chúng ta học như sau:

➡️ visceral pain : đau tạng ( đau mơ hồ, không khu trú, thần kinh tự chủ chi phối)

➡️ parietal pain : đau thành ( đau nhiều , khu trú rõ, thần kinh thân thể chi phối)

➡️ tenderness : ấn đau ( ấn vị trí A đau ngay vị trí A)

➡️ referred tenderness: Ấn vị trí A , đau vị trí B, phản ánh tình trạng phúc mạc thành tại B bị kích thích

➡️ referred pain: đau quy chiếu ( đau ở vị trí A trong khi tạng tổn thương ở vị trí B),

là 1 dạng đặc biệt của visceral pain.

👉 Trong bài đăng tuần tới chúng mình sẽ tiếp tục tìm hiểu ý nghĩa và phân biệt các thuật ngữ còn lại. Các bạn nhớ đón xem nhé.
Tài liệu tham khảo
1- https://sinhvienykhoa115.wordpress.com/…/gi%E1%BA%A3i-thic…/
2- https://anhvanyds.com/2016/12/16/trieu_chung_dau_bung_cap/
3- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK420/
4- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK412/…
5- Sabiton’s textbook of surgery
Nguyễn Minh Phát
#ThuatnguNgoaitongquat
#anhvanyds

thuật ngữ y khoa-phúc mạc và viêm phúc mạc
thuật ngữ y khoa-phúc mạc và viêm phúc mạc

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*