Thật là hay biết bao nếu như chúng ta có khả năng đọc nhanh lên một tí! Như vậy với hàng đống bài vở cần phải xem thì chỉ cần ngồi tập trung đọc là sẽ xong ngay. Cũng có nhiều bạn thắc mắc “làm thế nào để đọc sách nhanh?”, “đọc sách nhanh có thực sự hiệu quả khi cần hiểu và nhớ rất nhiều kiến thức?”, “đọc nhanh xong nhớ được gì?.”? Trong topic này, chúng ta tìm hiểu một chút về kỹ năng đọc sách nhanh.
Tốc độ đọc của một người từ 12 tuổi trở lên là 200-250 từ/phút (wpm)
Tốc độ đọc trung bình của sinh viên là 300 wpm
450 wpm là tốc độ khi cần đọc nhanh để tìm ý. Với tốc độ này bạn hoàn toàn có thể hiểu nội dung bạn đang đọc.
Với tốc độ 600-700 wpm, là tốc độ thường dùng để tìm một từ nào đó trong tài liệu. Với tốc độ này chúng ta chỉ hiểu khoảng 75% nội dung đang đọc.
Với tốc độ 1000 wpm trở lên thì như thế nào? Đây là tốc độ để “chém gió” với nhau mà thôi, tuy nhiên đạt tốc độ này bạn cần phải rất khổ luyện. Quan trọng là hầu hết chúng ta chả nhớ gì với tốc độ đọc như thế này!
SÁCH DẠY KỸ NĂNG ĐỌC NHANH
Các bài viết về kỹ năng đọc sách nhanh (fast reading) đều thấy người ta đề cập đến những điều cơ bản như: cần phải có vật chỉ đường khi đọc, tăng khẩu độ mắt, kỹ năng scanning, kỹ năng skimming…Về cả một kỹ thuật khó như thế này trong phạm vi một bài viết không thể đủ cho các bạn hiểu và thực hành, nên thay vào đó mình xin phép giới thiệu tài liệu và phần mềm để các bạn tự tìm hiểu và đọc trước. Nội dung từng kỹ thuật mình sẽ viết ở những bài riêng và có ví dụ cụ thể.
Double your reading speed, Fawcett Publications, 1964
Quyển sách này có hai phần, phần 1 nói về kỹ thuật đọc sách nhanh, phần 2 là bài thực hành. Trong phần 1 sách đề cập tới hai kỹ năng để thực hành đọc nhanh là eye-page relationship (tạm dịch là tương tác giữa mắt và tài liệu), và eye-mind relationship (mối liên quan giữa đọc và ghi nhớ).
Trong phần eye-page relationship đề cập và phân tích đủ, dễ hiểu nhưng rất ngắn gọn về phrase reading (đọc theo cụm), space reading (đọc theo hang), pacing (giữ tốc độ đọc), columnar reading (đọc theo cột), key-word reading (đọc từ khóa)..
Trong phần còn lại mới phân tích về kỹ năng skimming, kỹ năng tập trung và ghi nhớ khi đọc như đọc ở nơi nào, cần chút nhạc nhẽo gì không? Khi đọc cần đưa ra dạng câu hỏi gì, giải thích như thế nào? Tổng hợp chúng? Critical reading? và note-taking.
Rất tiếc quyển sách này mình không có file pdf, chỉ có bản hardcover. Nhưng các bạn đừng buồn, hãy xem quyển sách tiếp theo.
Triple your reading speed, Macmillan, 1988
Quyển sách này gần như “cọp pi” tinh thần của cuốn Double your reading speed, nhưng ở mỗi nội dung thì phân tích kỹ hơn. Ví dụ: ở Block 2, trang 36, sách nói về Wasted eye movement (các cử động lãng phí của mắt), tức là khi đọc người đọc hay có thói quen xem lại nội dung mình đã đọc qua trước đó, mặc dù đã hiểu và không cần đọc lại nữa, điều này làm giảm tốc độ đọc của chúng ta rất nhiều. Ở cuốn số 1, chỉ nói chung chung, còn quyển sách này còn đưa ra cách khắc phục những khuyết điểm này.
Còn nhiều phần của quyển sách cũng khá hay, các bạn tải và tham khảo sách tại đây:
https://drive.google.com/open?id=0B-4-4sPfGTkBRXRfLWQtWUNNdWs
Một số đầu sách khác mình sưu tầm và gởi đến các bạn. Các bạn yêu thích có thể tải về và nghiên cứu nhé.
How to read faster and reall, Gordon. Tải tại đây.
The speed reading book, Tony Buzzan. Tải tại đây.
Speed reading for Dummies, Rirchard Sutz. Tải tại đây.
(Còn tiếp)
Chúc các bạn thành công!
Ths.Bs Nguyễn Thái Duy
Anh Văn Y Khoa DR.DUY
Để lại một phản hồi Hủy