KỸ NĂNG HỌC Y (P1): CÁCH GHI CHÉP HIỆU QUẢ

Trong chương trình y khoa các bài giảng thường dài và khó nên kỹ năng học là rất quan trọng. Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi ở giảng đường và cố gắng ghi bài vở để xem lại. Nếu bạn không có kỹ năng ghi chép, khi học y bạn sẽ thật sự rất vất vả. Sau đây là một số chia sẻ nhỏ dành cho các bạn.

Nghe chủ động

Đừng viết tất cả những gì bạn nghe được. Khi bạn xem lại bài vở, bạn sẽ không nhớ cách giải thích hoặc nội dung. Hãy nhớ nghe chủ một cách chủ động thay vì dành hết thời gian để viết hết nội dung bài giảng – và bạn sẽ hiểu bài học một cách tốt hơn. Bạn có thể nghe trên lớp chủ động hơn bằng cách làm quen với tài liệu trước mỗi buổi học, cách này có thể giúp bạn biết cách chọn lọc thông tin để ghi chép.

Ghi chép đơn giản

Chúng ta đều không phải là người ghi tốc ký. Bạn không cần phải ghi tất cả mọi thứ được trình bày trong bài giảng. Hãy sử dụng các từ khóa (keywords), và bất kì khi nào cũng nhớ ghi thật ngắn gọn các thông tin không cần thiết. Ví dụ, thay bằng ghi “cùng với” sử dụng “w/” và ký hiệu “và” bằng “&”. Giống như kiểu bạn đang cố nhắn tin khi điện thoại sắp cạn kiệt pin. Nhìn chung thì bạn hãy học cách ghi tắt.

Viết tay

Bạn có thể giỏi đánh máy vi tính, nhưng thực sự thì viết tay là cách bạn cần phải thực hiện. Một nghiên cứu gần đây chứng minh rằng những sinh viên tự viết bài sẽ học được nhiều hơn so với người sử dụng laptop. Viết tay có vẻ cứng và lâu hơn, nhưng đối với một người ghi chép thì nó hiệu quả hơn và giúp bạn chọn lọc thông tin hơn.

Nghỉ ngơi

Ghi chép không phải là một cuộc đua. Hãy nghĩ ngơi một xíu nghi ghi chép và chất lượng bài vở của bạn sẽ cải thiện đáng kể. Ghi chép giống như kiểu bạn đang luyện tập cho một cuộc đua. Nếu bạn ghi chép không nghỉ ngơi, bạn sẽ rất nhanh chóng mệt mỏi.

Chọn cách ghi chép

Bây giờ bạn đã có những điều căn bản, giờ bạn cần phải chọn hệ thống ghi chép. Phương pháp Cornell (phân chia trang giấy thành hai hàng) được xây dựng theo 5R gồm: record (ghi chép bài), reduce (ghi vắn tắt nội dung), recite (tường thuật), reflect (so sánh tương phản), review (xem lại). Hơn nữa chuẩn trang giấy như kích thước dưới đây:

—–2 ½” —–— —————– 6” ——————-

Hoặc, nếu như bạn không thích phương pháp này, hãy thử dùng bản đồ tư duy (mapping method). Phương pháp này cực kì lôi cuốn nếu như bạn có chút đầu óc thẫm mỹ. Ngoài ra chúng ta còn có phương pháp ghi chép theo hàng (sentence method), mỗi ý được ghi theo một hàng; và phương pháp ghi theo sơ đồ (ghi chép theo trật tự các thông tin mà bạn nghe); phương pháp ghi theo sườn bài (outlining method).

Bạn luôn có thể liên kết các phương pháp nêu trên hoặc sử dụng chúng một cách riêng lẽ. Bất kì thứ gì có thể giúp bạn được đều có thể giúp chúng ta tồn tại trong trường y.

Chúc các bạn học tốt.

Xem tiếp phần 2: KỸ NĂNG HỌC Y (P2): TỰ LƯỢNG GIÁ KIẾN THỨC

Sưu tầm và dịch

BS Nguyễn Thái Duy

Anh Văn Y Khoa DR.DUY

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*