Trước tiên bạn cần phải phân biệt là TẬP ĐỌC SÁCH NGOẠI VĂN Y KHOA hay DÙNG SÁCH NGOẠI VĂN Y KHOA để học.
Dùng sách ngoại văn đọc và học luôn thì rất tốt nhưng bạn sẽ gặp vấn đề như trên: đọc rất chậm và cũng khó nhớ nữa! Lí do tại sao ư? Bạn chưa quen với việc đọc tài liệu tiếng anh nên việc hiểu nhanh và hiểu đúng nội dung của bài là việc làm khá khó.
Nhiều tài liệu viết bằng tiếng Việt cho SV Việt đọc nhưng khó hiểu và khó nhớ, vậy viết bằng tiếng Anh thì khó gấp bội. Chưa kể việc chúng ta dịch không đúng nghĩa hoặc dịch thoát ý quá thành ra câu mất ý nghĩa.
Nếu bảo bạn ghi nhớ một nội dung mà bạn chưa hiểu hết và dịch đúng được chúng thì có dễ dàng ghi nhớ không? Chắc là không rồi! Nhưng bạn vẫn muốn đọc những quyển sách ngoại văn ấy và ghi nhớ chúng thì làm sao?
1- Hãy đọc nhiều tài liệu quay quanh vấn đề bạn quan tâm.
Ví dụ như bạn đang quan tâm tới cardiac cycle (chu chuyển tim) thì việc đầu tiên bạn làm là đọc sinh lý về tim trong sách ghi bằng tiếng Việt trước.
Tiếp theo bạn tìm đọc một số tài liệu tiếng Anh đơn giản về vấn đề đó như:
Phases of the Cardiac Cycle (https://www.thoughtco.com/phases-of-the-cardiac-cycle-anatomy-373240) loại tài liệu này không chuyên ngành nhưng giúp bạn làm quen với việc đọc và từ vựng,
Sau đó xem một bài khác chất lượng và “sinh lý” hơn như:
Cardiac Cycle (http://www.cvphysiology.com/Heart%20Disease/HD002), rồi mới xem tới cái bạn thấy khó hơn như Cardiac cycle Wikipedia (https://en.wikipedia.org/wiki/Cardiac_cycle).
Sau khi đọc khá quen hai ba thứ tài liệu viết bằng các văn phong khác nhau, bây giờ hãy mở cuốn Guyton ra, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn khi đọc. Chỉ khi bạn đã đọc đủ nhiều thì bạn mới thấy dễ hiểu thứ tài liệu bạn đang đọc, còn với một lần đọc mà hiểu và học thuộc nó thì khá khó!
2 – Ghi lại những ý chính
Để làm được điều này tốt đòi hỏi bạn đã hoàn thiện được bước 1, bởi lẽ bạn không thể đọc dịch hiểu được tốt thì biết ý nào chính mà note? Bạn có thể note bằng tiếng Anh, hoặc note bằng tiếng Việt. Nếu cả mục đích học anh văn kèm với học kiến thức thì nên note bằng tiếng Anh. Khi xem lại các note có thể sẽ bị quên một vài từ khóa thì tra lại, điều này cũng tốt mà không mất nhiều thời gian lắm. Bạn cũng nên tìm hiểu thêm những cách ghi note hiệu quả, mình thì thích dùng mindmap.
3- Sử dụng các từ khóa dạng MNEMONICs
Có rất nhiều dạng để học và ghi nhớ các vấn đề theo phương pháp Mnemonics (Tham khảo thêm: 9 Types of Mnemonics for Better Memory)
Mình xin minh họa hai cách mình thấy hay theo dạng này.
Ví dụ 1: Để học về các điểm trong bệnh sử cần khai thác ở bệnh nhân thì chúng ta nhớ về chữ OLDCART (Onset-Khởi phát bệnh, Location-Vị trí và hướng lan của triệu chứng, Duration-Thời gian khởi bệnh, bệnh theo chu kì hay liên tục…, Character: Các tính chất của bệnh, Agrravating factors – Các yếu tố làm bệnh nặng thêm, Relieving factors – các yếu tố làm giảm triệu chứng, Treatment-Bệnh nhân đã điều trị gì chưa, …). Đây là dạng expression or word mnemonic.
Ví dụ 2: Hãy xem tấm hình dưới. Bằng cách liên kết hình ảnh và keyword cộng với việc đọc nội dung trong sách sẽ giúp bạn dễ nhớ các nội dung đã đọc hơn.
4 – Tranh thủ xem luôn các bài giảng thuộc vấn đề mình đang xem cũng là cách để nhớ lâu.
Mình thường thích search youtube những vấn đề liên quan. Sẽ có rất nhiều kết quả tìm kiếm tùy thuộc vào trình độ của mỗi người từ việt sub, đến thuyết minh, đến animation short,..long…và short presentation và cả lecture hoặc seminar. Tranh thủ nghe sau khi đọc cũng giúp bạn dễ nắm bắt nội dung khi nghe và ghi nhớ nội dung bài. Đây là việc làm mang tính chất lâu dài cần sức bền. Và để học anh văn thì mình vẫn khuyên nên dùng các bản original để học, tức là không kèm việt sub hay thuyết minh.
Vậy, nếu chỉ đọc sách không mà nhớ được nội dung bài trong các sách ngoại văn là một vấn đề rất khó. Chỉ vì đơn giản sách tiếng Việt học đã khó đằng này…=)). Nhưng! Bạn hoàn toàn có thể làm được, chỉ là đầu tư thêm thời gian. Cũng không sao phải không, vì chúng ta đều là những con ngựa chiến và đấu trường còn ở xa trước mặt.
Bây giờ chưa đọc được thì ra trường sẽ đọc được
Ra trường rồi chưa làm được thì tới chừng đi học chuyên khoa sẽ tự đọc được để tự đọc các sách dạy điều trị chuyên sâu
… Không bao giờ là trễ nếu như bạn thấy nó thực sự quan trọng.
Cảm ơn bạn Hoàng Phú Quý đã đặt câu hỏi hay cho Anh Văn Y Khoa DR.DUY
Ths.Bs Nguyễn Thái Duy – Anhvanyds
Sách hướng dẫn Tự học tiếng Anh Y khoa
https://rs.com.vn/products/combo-thuat-ngu-y-khoa-tieng-anh-cam-nang-dich-tai-lieu-y-khoa-tieng-anh
Để lại một phản hồi Hủy