Điều đầu tiên khẳng định: Việc học anh văn y khoa từ con số “0” là một việc làm không hề đơn giản, nhưng là việc hoàn toàn có thể làm được với sự quyết tâm cao độ. Mình đại khái một số bước các bạn có thể làm theo và áp dụng nếu tự học.
HỌC THUẬT NGỮ ANH VĂN Y KHOA CĂN BẢN
Việc học ngoại ngữ khá khó khăn khi bạn tự học, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành, bởi vì bản thân ngoại ngữ chuyên ngành cũng không phải là tiếng anh đơn thuần mà xuất phát từ tiếng Greek, một phần có xuất phát từ Latin. Nếu tự học sẽ rất khó, do đó đa phần cần có người hướng dẫn. Vậy kiếm ở đâu có người hướng dẫn cho bạn khi không thể tới lớp học? Google, Youtube…Các bạn khá giao tiếp nghe đọc tốt anh văn rồi thì lên Youtube gõ luôn “medical terminology”, bạn nào còn trắng-tinh-khôi thì search “Anh văn chuyên ngành y”, rất nhiều video clip của các bậc anh/chị dựng sẵn còn học như thế nào là tùy bạn.
HỌC ĐỌC DỊCH ANH VĂN Y KHOA CĂN BẢN
Ngày xưa mình bắt đầu tự học bằng cuốn sách song ngữ Medical English của Đại học Y Dược phát hành, lợi thế là vừa có bản tiếng Anh, vừa có bản tiếng Việt để so sánh nghĩa. Hiện giờ bản photo quyển sách đó còn lưu hành tại nhà sách Cây Đa Đại Học Y Dược. Những cuốn sách kiểu vậy là chuẩn để tự học, đọc và dịch căn bản. Đọc được xong chương nào quyển sách ấy thì nên áp dụng vào thực tế ngay, cách làm như sau:
Chọn 1 bệnh bạn thích đọc, phải là bệnh mình thích đọc bằng tiếng Việt mới được nhé, đọc lại để nắm khái niệm, nội dung liên quan tới bệnh đó.
Lên Wikipeadia, Google, Emedicine, Mayoclinic…tìm bệnh đó bằng tiếng anh (hiển nhiên phải là tiếng anh). Lợi điểm đọc các bài báo trên mạng là ngắn, dễ đọc và nắm được nội dung hơn. Mới bắt đầu thường tốn nhiều thời gian để hiểu đoạn text nói gì, nhưng đừng nên nóng vội, hãy chịu khó tra từ, note lại từ và xem lại các cấu trúc ngữ pháp trong câu. Có thể bạn sẽ mất một hai ngày để đọc 1 trang A4, nhưng không sao vì đó chỉ là điểm xuất phát. Khi bắt đầu học anh văn y khoa từ con số 0 thì sau bao lâu thì bạn đọc trang đó hết 15 phút? Khi đọc xong 1 bài rồi, không nên chuyển qua bệnh khác đọc. Sẵn đang nhiều kiến thức về nội dung đó, hãy tìm trang khác đọc với cùng một bệnh đó xem văn phong có gì khác không, có dễ hiểu hơn không.
Bật Youtube lên và tìm nội dung đó và nghe họ nói gì. Một bệnh đọc từ hai ba nguồn thì từ vựng bạn nhớ được sẽ nhiều hơn và dễ quen với cách viết của y khoa hơn lần sau bắt đầu bằng bệnh khác cũng dễ dàng hơn để đọc.
Các bạn có thể thay vì đọc trên mạng bằng cách đọc trong textbook, nhưng mình không khuyến cáo các bạn bắt tay vào đọc ngay textbook khi mới học anh văn chuyên ngành. Một số textbook nội khoa như cuốn Harrison Manual hoặc cuốn Washington The Washington Manual of Medical Therapeutics là hai cuốn tương đối đơn giản và ngắn gọn để đọc về nội khoa. Ngoài ra sách nội khoa còn có Current Diagnosis and Treatment. Sách ngoại khoa có Schwartz’s Principles of Surgery, hoặc Sabiton.
Đọc đi đọc lại với số lượng bệnh tuy ít, nhưng các tài liệu đọc nhiều lần và đa dạng sẽ giúp bạn đỡ ngán hơn và từ từ yêu thích việc đọc sách ngoại văn. Sau một thời gian dài làm quen với việc đọc, bạn sẽ rèn luyện được phản xạ đọc và hiểu luôn nghĩa của bài bằng tiếng Anh, lúc đó bạn mới vận dụng sách để làm tài liệu học được. Các giai đoạn đã hướng dẫn trên chỉ dành để học và làm quen với sách ngoại văn cho người mới bắt đầu học anh văn y khoa từ con số O mà thôi.
Chúc các bạn luôn học tốt!
Cho e hỏi sao tải được bộ AVCN vậy a?
Trong driver a chia sẻ có trọn bộ 6 quyển đó bạn! Đây là link quển Medical terminology for health professions 7th – https://drive.google.com/open?id=0B-4-4sPfGTkBSHhLRXFVdHhjY2M
Chia sẻ rất hay và hữu ích, cảm ơn bs Duy nhiều
Mình rất muốn hc lớp TA y khoa của bs nhưng mình ở ngoài Hà Nội, có lớp online nào của bs Duy sắp mở ko?
Cảm ơn bạn Khôi, hiện thì mình có lớp mới vừa khai giảng học đc 2 buổi luôn, nhưng hai buổi đó rất quan trọng học về terminology, còn các bài còn lại không đề cập tới thuật ngữ căn bản nữa!