Thuật ngữ tiếng anh y khoa: Loài sinh trưởng

Mình đọc được một Q&A trên Quora và nhận ra việc giáo sư bản xứ chuyên về sinh vật học,giải phẫu và sinh lý cũng có thể gặp khó khăn về các thuật ngữ chuyên sâu và “có vẻ lạ”. Điều mình nhận ra là cách tự đặt vấn đề và đi tìm kiếm câu trả lời.

Q: Từ nào được dùng để mô tả một cách đặc hiệu cho một loài có thể sinh trưởng khi không có ánh sáng?

Nguồn: Prof.Ken Saladin

______________________________

A: Một câu hỏi hay! Tôi không thể nghĩ ra được từ nào để nói đến điều đó. Aphotic (a-: không có; phot/o-: ánh sáng) có nghĩa là “không có ánh sáng” nhưng lại đề cập đến khía cạnh môi trường (chẳng hạn như tầng đáy sâu ở đại dương) hơn là nói về các sinh vật sống ở đó.

Bị kích thích để tạo nên một từ mới,tôi nghĩ đến từ scotophilic (scot/o-: bóng tối; philic = ưa thích).Tuy nhiên,điều đó sẽ không phân biệt giữa sinh vật có khả năng phát triển mà không cần ánh sáng (như nấm) và sinh vật (nếu có) cần bóng tối hoặc tránh ánh sáng một cách chủ động.Nhưng sau đó,do câu hỏi của bạn khiến tôi tìm đến Google,tôi thấy từ đó đã tồn tại trong Từ điển Oxford (Hình 1,2)

Loài sinh trưởng và những từ vựng liên quan
Hình 1
Hình 2

Điều này dẫn tối đến suy nghĩ về những loài có khả năng sống mà không cần oxygen thì khác biệt với những loài cần sự vắng mặt oxygen – lần lượt là những vi khuẩn kỵ khí tuỳ nghi và bắt buộc.Có thể có những loài scotophile (ưa tối) hoặc photophobes (kỵ sáng) bắt buộc hoặc tuỳ nghi.

Scotophobia (kỵ tối) là một từ đã được công nhận,nhưng ám chỉ nỗi sợ bóng tối của con người.Scotophilia có nghĩa là ưa bóng tối hoặc ban đêm (hoặc,nghĩa thứ 2,”tình yêu đất nước Scotland hay con người Scotland”),nhưng không nhất thiết ngụ ý khả năng sống mà không có ánh sáng hoặc yêu cầu bóng tối.Một từ khác cho điều này là nyctophilia (nyct/o-: đêm,như trong chi Nycticorax có loài vạc đêm,night heron).

Đọc xong bài này “loài sinh trưởng”, gợi nhớ cho mình nhiều từ thường dùng hằng ngày:

Ứng dụng khi chúng ta nói về thị giác con người ở vào ban ngày,nhiều ánh sáng là photopic vision và vào ban đêm là scotopic vision.

Còn về hậu tố -philia (ưa thích) và -phobia,ta dễ dàng bắt gặp khi nói về cấu trúc màng tế bào,với đầu có nhóm phosphate ưa nước (hydrophilic) và đuôi acid béo kỵ nước (hydrophobic).Hay lâm sàng hơn thì có thể gặp bệnh lý Hemophilia,các bạch cầu hạt neutrophil,basophil và eosinophil…

Thành Minh Khánh

Theo dõi những bài giảng khác tại anhvanyds để nâng tầm kiến thức của bản thân các bạn nhé

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*