Evaluation of Musculoskeletal Tumors (Đánh giá các khối u cơ xương khớp)

Clinical Presentation of Bone Tumors (Triệu chứng lâm sàng về các khối u xương)

OVERVIEW (TỔNG QUAN)

Hiểu rõ về một tổn thương xương mới được xác định (newly identified bone lesion) có thể khó khăn, nhưng một bệnh nhân được lên kế hoạch kỹ lưỡng, hiệu quả (well-thought-out patient) và đánh giá bằng X quang thường quy sẽ tiết lộ các kiểu hình cụ thể giúp chẩn đoán nhanh chóng và hiệu quả. Chúng tôi sẽ thảo luận về các khối u xương dựa trên tuổi của bệnh nhân khi phát hiện, vị trí giải phẫu và các triệu chứng liên quan (hoặc thiếu triệu chứng đó). Chúng tôi sẽ trình bày một quy trình để tiếp cận các tổn thương được phát hiện ngẫu nhiên và giới thiệu hệ thống phân giai đoạn của các khối u xương cho việc chỉ định việc quản lý tiếp theo.

Các khối u xương có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau và việc phát hiện ra khối u có thể gây ra cảnh báo, sợ hãi, tuyệt vọng và hoảng sợ cho cả bệnh nhân và bác sĩ. Tuy nhiên, việc đánh giá kỹ lưỡng, cẩn thận và có hệ thống có thể tiết lộ các loại u xương, sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác một cách an toàn. Quá trình này bắt đầu với quá trình khám thể chất và tiền sử bệnh cực kỳ kỹ lưỡng, sau đó là giải thích cẩn thận các công cụ hình ảnh thích hợp, xây dựng chẩn đoán phân biệt và cuối cùng là quyết định kế hoạch chăm sóc. Điều quan trọng là bác sĩ lâm sàng phải tự tin xác định xem có nên quan sát, sinh thiết hoặc thực hiện phẫu thuật đối với tổn thương xương, chứ không chỉ đơn giản là “chơi may rủi” (“play the odds”) hoặc đoán một kế hoạch hành động dựa trên một giả định về những gì có khả năng xảy ra nhất. Chẩn đoán sai hoặc quản lý sai cả tổn thương lành tính và ác tính có thể gây ra các hậu quả nguy hiểm đến chi hoặc tính mạng.

Vì lý do này, bất kỳ bác sĩ nào không hoàn toàn tin tưởng vào kế hoạch chăm sóc của mình thì nên giới thiệu bệnh nhân đó đến bác sĩ chuyên khoa ung thư cơ xương khớp (musculoskeletal oncology specialist) hoặc tìm kiếm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Một bước quan trọng trong việc định danh các chẩn đoán phân biệt là xác định các loại bệnh có khả năng xảy ra dựa trên các yếu tố như tuổi tác, vị trí và triệu chứng học.

TUỔI (AGE)

Bảng 1-1 cung cấp một nhóm các khối u xương thường gặp dựa trên tuổi của bệnh nhân. Với những trường hợp ngoại lệ đáng chú ý, các khối u xương thường hiển thị một nhóm hoặc tỷ lệ cao nhất ở các độ tuổi cụ thể, đến nỗi các khối u thông thường thường được coi là u của trẻ em hoặc người lớn. Ví dụ, một tổn thương hủy hoại xương (destructive bone lesion) ở trẻ em có chẩn đoán phân biệt rất khác với tổn thương tương tự y hệt ở người lớn trên 40 tuổi.

Nhóm các khối u xương thường gặp dựa trên tuổi của bệnh nhân
Bảng 1-1 Nhóm các khối u xương thường gặp dựa trên tuổi của bệnh nhân

VỊ TRÍ (LOCATION)

Nhiều khối u hiển thị thiên hướng ưu thế đối với các vùng giải phẫu cụ thể, hiện diện trong các xương cụ thể hoặc ở các vị trí cụ thể trong xương.

Hình 1-1 mô tả các tổn thương xương dài thường gặp dựa trên tuổi và vị trí. Hành xương (metaphysis) là một vị trí điển hình của các khối u xương, nhưng các tổn thương cụ thể cho thấy một chút ưu tiên đối với các vùng đầu xương (epiphyseal locations) (hoặc vùng mỏm, vùng mấu chuyển – apophyseal locations).

Hình 1-2 mô tả các tổn thương cột sống thường gặp dựa trên vị trí. Với các trường hợp ngoại lệ, tổn thương của các thành phần sau có nhiều khả năng là lành tính hơn so với các tổn thương của thân đốt sống. Hình 1-3 liệt kê các khối u có ưu thế đối với xương dẹt của xương chậu và xương mác.

GREAT MIMICKERS: VARIABLE APPEARANCE AND LOCATION (CHẤN ĐOÁN PHÂN BIỆT: HÌNH ẢNH VÀ VỊ TRÍ KHÁC NHAU)

Các tổn thương sau đây không có ưu thế giải phẫu (no anatomic preference) và nên được xem xét vào mọi chẩn đoán phân biệt khác nhau:

  • Osteomyelitis (Viêm tủy xương)
  • Eosinophilic granuloma (histiocytosis X) (U hạt ái toan)
  • Metastatic bone disease (Di căn xương)
  • Metabolic bone disease (Bệnh xương chuyển hoá)
  • Lymphoma
Hình: vị trí của các u xương thường gặp ở trẻ em và người lớn

 

Hình: Các u xương đốt sống theo vị trí thường gặp

 

Hình: U ở xương dẹt

CÁC KHỐI U XƯƠNG THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN

Các tổn thương thường gặp ở đầu xương/ mấu chuyển bao gồm:

  • Chondroblastoma (U nguyên bào sụn)
  • Clear cell chondrosarcoma (Sarcoma sụn tế bào sáng)
  • Subchondral cyst/geode/intraosseous ganglion
  • Giant cell tumor of bone (meta-epiphyseal)

Các tổn thương ở thân xương bao gồm:

• Fibrous dysplasia (Loạn sản xơ)
• Ewing sarcoma
• Lymphoma
• Osteoid osteoma (U xương dạng xương)
• Osteoblastoma (U nguyên bào xương)

• Osteofibrous dysplasia (tibia/fibula)

• Adamantinoma (tibia/fibula) (Loạn sản xơ xương)


Các tổn thương của vỏ xương (bony cortex) bao gồm:
• Nonossifying fibroma (U xơ không cốt hoá)
• Osteoid osteoma
• Osteochondroma (U xương sụn)
• Chondromyxoid fibroma (U xơ sụn nhầy)
• Osteofibrous dysplasia (tibia/fibula)
• Adamantinoma (tibia/fibula) (U nguyên bào tạo men)

CÁC KHỐI U XƯƠNG ĐỐT SỐNG

Anterior (Vertebral Body): Thân trước đốt sống
Benign (Lành tính)
• Eosinophilic granuloma (histiocytosis X)
• Hemangioma (U mạch máu)
• Fibrous dysplasia
• Giant cell tumor of bone
Malignant (Ác tính)
• Metastatic bone disease
• Multiple myeloma/plasmacytoma (Đa u tuỷ)
• Lymphoma
• Osteosarcoma
• Ewing sarcoma
• Chondrosarcoma
• Malignant fibrous histiocytoma
• Chordoma (U nguyên sống)
Posterior Elements (Ở những thành phần sau)
Benign (Lành tính)
• Aneurysmal bone cyst (Nang xương phình mạch)
• Osteochondroma
• Osteoid osteoma
• Osteoblastoma

Malignant (Ác tính)
• Metastatic bone disease
• Multiple myeloma/plasmacytoma

REFERENCES (TÀI LIỆU THAM KHẢO)
1. Rosario M, Kim HS, Yun JY, Han I. Surveillance for lung metastasis from giant cell tumor ofbone./Surg Oncol. 2017;116(7):907-913. doi:10.1002/jso.24739.
2. EnnekingWF. Stagingtumors. In: Enneking WF, ed. Musculoskeletal Thmor Surgery. New York. NY: Churchill Livingston; 1983:87-88.
3. Enneking WF, Spanier SS, Goodman MA. A system for the surgical staging of musculoskeletal sarcoma. Clin Orthop RelatRes. 1980;153:106-120.
4. American Joint Committee on Cancer: Soft Tissue Sarcoma. In: Amin MB, Edge S, Greene F, et al, eds. A/CC Cancer Staging Manual. 8th ed. New York, NY: Springer 2017.

Mình đã giới thiệu sơ về các u xương thường gặp phân loại theo tuổi và vị trí, cũng như một số từ vựng về bệnh học u xương. Kì sau chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về các đặc tính, triệu chứng học cũng như phân giai đoạn u xương nhé.

Mọi thắc mắc, góp ý các bạn có thể liên hệ qua email: namanh0301@gmail.com

BS Nam Anh – anhvanyds – dịch.

Theo dõi fanpage của anhvanyds tại: Anh Văn Y Khoa – Medical English – DR.DUY

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*