Qua rất nhiều năm, từ viết tắt dùng hướng dẫn xử trí các tổn thương mô mềm thay đổi từ ICE (Ice, Compression, Elevation) thành RICE (Rest, Ice, Compression, Elevation), sau đó thành PRICE (Protection, Rest, Ice, Compression, Elevation).
ICE/RICE/PRICE nhấn mạnh vào quá trình lành thương mô mềm giai đoạn cấp, nhưng lại bỏ qua giai đoạn bán cấp và mạn tính. Để tối ưu hóa quá trình lành thương, có hai từ mới đã được dùng là PEACE và LOVE. Hai thuật ngữ mới này tập trung vào quá trình phục hồi tổn thương mô mềm từ giai đoạn cấp tính (PEACE) đến xử trí giai đoạn sau đó (LOVE).
PEACE và LOVE còn đề cập tới tầm quan trọng trong việc giáo dục bệnh nhân, ngoài ra nó chỉ ra các tác nhân tâm lý xã hội để đẩy nhanh quá trình phục hồi. Thêm vào đó, trong khi kháng viêm cho thấy lợi ích trong xử trí đau và phục hồi chức năng, hai từ trên còn cảnh báo về nguy cơ tác tác động không tốt tới việc tối ưu hóa phục hồi mô mềm.
Giai đoạn ngay sau tổn thương mô mềm, đừng làm hại – dùng PEACE tiếp cận xử trí tổn thương mô mềm
P (Protect – Bảo vệ)
Không chịu lực hoặc hạn chế vận động trong 1-3 ngày để giảm xuất huyết, hạn chế phù hệ các sợi gân tổn thương và giảm nguy cơ tăng nặng thêm tổn thương.
Nghỉ ngơi hoàn toàn (REST) nên giảm tối thiểu vì nghỉ ngơi kéo dài có thể tác động xấu tới sức căng và chất lượng của mô mềm. Dựa trên dấu hiệu đau để hướng dẫn bỏ nẹp và cho bệnh nhân chịu lực lại dần.
E (Elevate – Kê cao chi)
Kê cao chi bệnh hơn mức tim để giúp dịch mô kẻ thoát ra khỏi mô. Mặt dù không có nhiều bằng chứng ủng hộ vấn đề này, kê cao chi vẫn được khuyến cáo vì tỉ số nguy cơ-lợi ích thấp.
A (Avoid anti-inflammatory modalities – Tránh các biện pháp kháng viêm)
Các thuốc kháng viêm có thể gây tác động không tốt tới vấn đề lành thường sau này. Các giai đoọn viêm khác nhau góp phần tối ưu hóa tái sinh mô mềm. Chặn quá trình viêm bằng phương pháp bằng thuốc không được khuyến cáo vì nó có thể tác động xấu tới lành mô mềm, đặc biệt khi thuốc được sử dụng ở liều cao.
Chườm lạnh dù được các bác sĩ và bệnh nhân sử dụng, nhưng không có những bằng chứng mạnh về tính hiệu quả của đá (ICE) trong điều trị các loại tổn thương mô mềm. Thậm chí nếu dùng chủ yếu để giảm đau, đá có thể có nguy cơ cản trở hiện tượng viêm, hình thành mạch máu và tái cấu trúc mạch máu, làm cản trở xự thâm nhập của bạc cầu và đại thực bào cùng như làm tang số lượng các sợi cơ chưa trưởng thành. Tất cả các vấn đề trên dẫn đến cản trở quá trình tái sinh mô mềm và tạo ra những collagen dư thừa.
C (Compress – băng ép)
Băng ép cơ học bên ngoài sử dụng băng quấn hoặc các loại nẹp giúp hạn chế phù trong khớp và xuất huyết mô. Dù có nhiều nghiên cứu, băng ép trong bong gân cổ chân có vẻ làm giảm phù nề và tăng chất lượng cuộc sống.
E (Educate – giáo dục)
Các bác sĩ vật lý trị liệu nên giáo dục bệnh nhân về những lợi ích trong quá trình phục hồi của bệnh nhân bằng phương pháp chủ động. Tư vấn tốt cho bệnh nhân về bệnh của họ và xử trí vấn đề chịu lực chi bệnh sẽ giúp tránh điều trị quá tay. Vì chính điều này làm tăng khả năng bệnh nhân phải chích, hoặc phẫu thuật và dẫn tới tang gánh nặng lên hệ thống y tế.
After the first days have passed, soft tissues need LOVE
L (Load – Chịu lực)
Phương pháp chủ động gồm di chuyển và vận đông có lợi ích ở hầu hêt các bệnh nhân bị các bệnh lý cơ xương. Nên cho bệnh nhân chịu lực cơ học sớm và trở về các hoạt động bình thường càng sớm càng tốt khi các triệu chứng của bệnh nhân giảm. Chịu lực thích hợp không gây đau sẽ giúp sửa chữa, tái tạo và tạo khả năng chịu lực của mô, gân, cơ và dây chằng.
O (Optimism – Lạc quan)
Não đóng vai trò quan trọng trong các can thiệp phục hồi chức năng. Các yếu tố tâm lý có thể tạo thành rào cản lành thương. Khuyên bệnh nhân lạc quan để làm tăng khả năng lành thương tốt.
V (Vascularization – Tái cấu trúc mạch máu)
Các hoạt động thể lực không gây đau nên bắt đầu vài ngày sau chấn thương để tăng máu tới các cấu trúc bị chấn thương. Vận động sớm và tham gia các bài tập aerobic giúp cải thiện tốt chức năng, khả năng quay lại cộng việc, giảm dùng giảm đau ở các bệnh nhân bị bệnh xương khớp.
E (Exercise)
Các bài tập giúp phục hồi độ di động, sức căng và cảm giác tư thế sớm sau chấn thương. Tránh gây đau để đảm bảo lành thương tối đa trong giai đoạn bán cấp, và nên làm kim chỉ nam để tang đần mức độ khó của các bài tập.
Điều trị tổn thương mô mềm không phải là việc đơn giản,
Chúng ta đã từng rât quen trong thực hành R.I.C.E (nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép, kê cao chi), bạn có thấy hướng dẫn mới trên hợp lý không?
Forget RICE, try PEACE and then LOVE
Theo BJSM Blog
Ths.Bs Nguyễn Thái Duy
PK Yêu Cầu Cơ Xương Khớp
BV Quận 2
Tham khảo:
Early injury management, it’s now all about PEACE and LOVE, not HARM
The new R.I.CE: https://www.contagiousenthusiasm.com.au/new-r-c-e/
Soft tissue injuries simply need PEACE & LOVE: https://blogs.bmj.com/bjsm/2019/04/26/soft-tissue-injuries-simply-need-peace-love/
Tham khảo những bài giảng khác của anhvanyds tại trang chủ của chúng tôi. Mọi câu hỏi xin vui lòng liên hệ qua fanpage: Anh Văn Y Khoa – Medical English – DR.DUY để được giải đáp sớm nhất nhé
Để lại một phản hồi Hủy