CHƯƠNG 9 – HỆ TIM MẠCH (P.1)
GIỚI THIỆU (anh văn y khoa)
Hệ tim mạch được cấu tạo từ tim, máu và mạch máu. Bạn đã học về máu ở chương trước, trong chương này bạn sẽ học tim hoạt động như một cái máy bơm để đưa máu đi khắp cơ thể như thế nào. Sau đó bạn cũng học về một số rối loạn của tim.
TIM (anh văn y khoa)
Hệ tim mạch được cấu tạo từ tim, máu và mạch máu. Cardio nghĩa là tim, vascular nghĩa là vessels (mạch máu). Chức năng chính của hệ tim mạch là để đưa máu đi khắp cơ thể. Nhớ lại rằng máu vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy, hormon và nước.
Giải phẫu của tim (anh văn y khoa)
Tim nằm bên trong khoang lồng ngực (thoracic cavity), còn được gọi là chest cavity. Nó nằm và tựa vào thành của phổi trái. Tim nằm trong một cái túi, giống như bánh sandwich nằm trong cái túi (quyển sách này hay lấy bánh trái ra làm ví dụ lắm, so kool^^).Cái túi này được gọi là màng ngoài tim. Peri- nghĩa là xung quanh, cardio- nghĩa là tim.
Thành của tim (anh văn y khoa)
Thành của tim được cấu tạo từ 3 lớp chính: pericardium (màng ngoài tim), cardiac muscle (cơ tim) và endocardium (nội tâm mạc).
Lớp ngoài cùng nhất của tim là một trong hai lá của màng ngoài tim. Ở giữa hai lớp màng ngoài tim này có một lớp dịch trơn được gọi là dịch màng ngoài tim. Dịch màng ngoài tim bảo vệ tim tránh khỏi tổn thương khi mà tim đập vào thành ngực.
Lớp giữa của tim được cấu tạo từ cơ tim. Lớp giữa này được gọi là myocardium (cơ tim). Trong đó Myo-: cơ, cardio-: tim. Myocardium là lớp dày nhất trong 3 lớp và là cơ sẽ co thắt khi tim đập.
Cuối cùng, lớp trong nhất của thành tim (nằm sát bên nơi chứa máu của tim) được cấu tạo bởi biểu mô (epithelium?, mời xem thêm nội mô – endothelium). Nhớ lại là biểu mô cũng được tìm thấy ở trong da. (ĐOẠN NÀY CÁC BẠN LƯU Ý TRONG GIÁO TRÌNH NHÉ, ANH CHỈ TẠM DỊCH THEO GIÁO TRÌNH IN THÔI). Lớp này của tim được gọi là nội tâm mạc (endocardium). Biểu mô ở trong nội tâm mạc tạo nên một lớp trơn mà dòng máu sẽ chảy qua nó.
(hình chỉ mang tính chất minh họa cho các thuật ngữ trong lúc mình giảng dạy, để đúng chi tiết giải phẫu các bạn vui lòng xem lại sách Netter nhé!)
Buồng tim và van tim (anh văn y khoa)
Tim có 4 buồng. Từ chamber nghĩa là room (buồng). Hai buồng nhỏ hơn phía trên được gọi là tâm nhĩ, atria (số ít, atrium). Hai buồng lớn ở dưới gọi là tâm thất, ventricles. Hai tâm nhĩ và hai tâm thất được gọi tên theo phía bên cơ thể gần nó nhất: phải hoặc trái. Bởi vậy, bạn có một nhĩ phải và nhĩ trái, một thất phải và một thất trái.
Máu luôn chảy từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Cấu trúc nhỏ giống như cánh cửa được gọi là valves ngăn cách mỗi tâm nhĩ với tâm thất bên dưới nó. Vởi vậy có hai nhĩ và hai thất nên ở đây có hai van nhĩ-thất (atrioventricular valves), hoặc ghi tắt là AV valves.
Van nhĩ thất ở bên phải được gọi là van ba lá (tricuspid). Cái van này có cấu trúc 3 mảnh mô nhỏ hình thành nên lá van. Van nhĩ thất ở bên trái được gọi là van hai lá (bicuspid hoặc mitral valve). Van này có hai lá.
Máu chảy một cách dễ dàng từ hai tâm nhĩ qua van nhĩ thất xuống hai tâm thất nhờ vào trọng lực. Chất lỏng chảy từ trên xuống dưới một cách tự nhiên (một điểm nhấn nữa là trong sách này dù là giáo trình cho sau đại học nhưng minh họa rất dễ hiểu và rất là tiểu học! ^^). Khi tâm thất đầy máu, máu đẩy lá van của nhĩ thất đóng lại. Nhìn vào hình 9.5 bạn sẽ thấy có những sợi dây đính vào các lá van với một cơ ở thành tâm thất. Những dây này được gọi là dây chằng gân, giữ các lá van ở trong vị trí đóng kín bởi vậy chúng không bị đẩy vào tâm nhĩ.
Có hai van nữa ở trong tim. Những valve này được gọi là van bán nguyệt (semilunar valves). Hai van này trông như hình nửa mặt trăng. Một van bán nguyệt nằm giữa tâm thất phải và động mạch phổi, van này được gọi là van động mạch phổi, pulmonary semilunar valve. Khi máu di chuyển trong tim, nó được bơm từ tim phải vào động mạch phổi để được lấy oxy. Van động mạch phổi đóng lại để đảm bảo là máu không chảy ngược vào tâm thất phải khi nó đã vào động mạch phổi.
Một van bán nguyệt khác được gọi là van động mạch chủ, ngăn giữa tâm thất trái và động mạch chủ, là động mạch lớn nhất trong cơ thể. Khi máu đỏ (oxygenated, hay còn gọi là oxygen-rich blood) rời tâm thất trái, nó đi qua van động mạch chủ và vào trong động mạch chủ để đi khắp cơ thể. Van động mạch chủ đóng lại để ngăn dòng máu không chảy ngược lại tâm thất trái.
Người dịch
(anh văn y khoa) Nguyễn Thái Duy
Tải bản word: click here
Part 2: click here (anh văn y khoa)
Part 3: Click here (anh văn y khoa)
Để lại một phản hồi Hủy