THUẬT NGỮ ANH VĂN Y KHOA – SUY TIM

Hãy suy nghĩ xem, chức năng chính của tim là gì? Đó là chức năng bơm máu một cách hiệu quả đáp ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể.

 

Các thuật ngữ liên quan:
to pump (v): bơm máu
adequately (adv): đầy đủ, hiệu quả
the ability of heart to meet the physiological demands: khả năng tim đáp ứng được nhu cầu sinh lý của cơ thể (lưu ý meet st/s.o demand nghĩa là đáp ứng được nhu cầu gì đó).

Điều gì xảy ra khi tim suy? Đọc sách có thể gặp các đoạn miêu tả quá trình này:
– Không đáp ứng được nhu cầu sinh lý: the inability of the heart to meet physiological demands
– Tống máu không hiệu quả: inadequately pump/push blood out of right/left ventricles.

 

Nhắc về giải phẫu tim, tim có 4 buồng (chambers) gồm 2 buồng nhĩ ( right/left atrium, số nhiều atria), 2 buồng thất (right/left ventricle). Chức năng tống máu do sự co thắt cơ tim (myocardial contraction) gây
 a. Trong đó tâm thất phải đưa máu lên tuần hoàn phổi (pulmonary circulation), và tâm thất trái đưa máu ra ngoài tuần hoàn hệ thống (systemic circulation). Sau đó máu đen chứa nhiều CO2 (deoxygenated blood) sẽ được đưa từ các mô cơ thể về tâm nhĩ phải qua hệ tĩnh mạch, đổ trực tiếp vào tim qua tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới (superiorcava/inferior vena cava, số nhiều venae cavae). Máu sau khi được trao đổi khí tại phổi trở về tim ở tâm nhĩ trái thông qua 4 tĩnh mạch phổi (pulmonary veins).

anh-van-y-khoa-buong-tim

Hãy chắc rằng bạn nắm rõ máu vận chuyển ra vào tim như thế nào. Hãy nhìn các tác động tại tim và hệ quả kéo theo nếu như máu không được bơm ra khỏi tim hiệu quả:

– Máu theo vòng đại tuần hoàn sẽ ứ đọng tại tim trái (fluid retension: ứ đọng dịch, fluid accumulation: tích tụ dịch). Điều này có hai hay không? Dịch ứ đọng quá nhiều tại tâm thất trái làm máu từ tâm nhĩ trái không thể xuống thất trái, máu từ phổi về tim bị đình trệ, gây ra tích tụ dịch tại phổi. Hậu quả có thể gây ra một số tình trạng bệnh với các thuật ngữ miêu tả như sau:
acute pylmonary edema: phù phổi cấp
cardiac asthma: hen tim
paroxysmal nocturnal dyspnea: khó thở kịch phát về đêm

 

Hậu quả tiếp theo là gì? Ứ đọng dịch tim phải, tim phải giảm khả năng tống máu khỏi buồng thất phải, suy tim phải ( right heart failure). Dịch ứ đọng tuần hoàn ngoại biên (peripheral circulation) nên có thể gây phù chi dưới (extremities swelling/edema), báng bụng (ascites).

Điều cuối cùng bạn nên nhớ hay chữ #PAINS#PAIN trong tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim của Framingham. Đó là tiêu chuẩn chính (majorcriteria- PAINS) và tiêu chuẩn phụ (minor criteria – PAIN). Suy tim được chẩn đoán khi có 2 tiêu chuẩn chính hoặc 1 tiêu chuẩn chính và 2 tiêu chuẩn phụ. Đó là

* #Major criteria (#PAINS)
• Paroxysmal nocturnal dyspnea: Khó thở kịch phát về đêm
• Acute pulmonary edema: Phù phổi cấp
• Increase heart size, increase central venous pressure: Tăng kích thước tim, tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm
• Neck veins dilation: Dãn tĩnh mạch cổ
• S3 gallop: Gallop T3

#Minor criteria (#PAIN)
• Pleural effusion: Tràn dịch màng phổi
• Ankle edema (bilateral): Phù cổ chân hai bên
• Increase heart rate (>120 b.p.m – beat per minute): Tăng nhịp tim
• Nocturnal cough: Ho về đêm

Mục tiêu bài là lấy từ vựng, chi tiết về sinh lý xin xem lại bài suy tim sách bệnh học nội khoa. Cảm ơn các bạn quan tâm! Và đừng quên đón đọc những bài giảng khác tại trang chủ của anhvanyds các bạn nhé!

Bs Nguyễn Thái Duy
Anh Văn Y Khoa DrDuy

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*